15/01/2018, 12:48

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 4

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 4 Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 98 Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt 4: Tiết 4 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 ...

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 4

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt 4: Tiết 4 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 98 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 4 về các chủ điểm, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Tiết 4

Câu 1 (trang 98 sgk Tiếng Việt 4): Ghi lại các từ theo chủ điểm, như sau:

1- Thương người như thể thương thân

2- Măng mọc thẳng

3- Trên đôi cánh ước mơ

Trả lời:

1- Thương người như thể thương thân

a) Cùng nghĩa – Nhân nghĩa, nhân từ, nhân ái, nhân đức, đức độ, hiền từ, nhân hậu, hiền hậu, phúc hậu, cưu mang ,đùm bọc, độ lượng, bao dung, thương yêu, quý mến,..

b) Trái nghĩa: gian ác, tàn bạo, hung ác, độc ác, ác độc, ác đức, ác nhân,...

2- Măng mọc thẳng

a) Cùng nghĩa: Trung thực, ngay thẳng, trung thành, trung nghĩa, thẳng thắn, thật thà, chân thật, thật tình, thật bụng, tự trọng, thành thật, v.v

b) Trái nghĩa: gian dối, dối trá, gian trá, lừa đảo, bịp bợm, ...

3- Trên đôi cánh ước mơ

a) Cùng nghĩa: Ước mơ, ước muốn, mong ước, ước vọng, mơ tưởng

Câu 2 (trang 98 sgk Tiếng Việt 4): Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm ở trên. Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng.

Trả lời:

a) Chủ điểm "Thương người như thể thương thân"

- "Chị ngã em nâng": Chúng tôi sống với nhau thật chan hòa thân ái, giúp đỡ nhau như lời cô giáo dạy "Chị ngã em nâng"

b) Chủ điểm măng mọc thẳng

- Đói cho sạch, rách cho thơm: Mẹ tôi thường căn dặn chị em tôi đi đâu, làm việc gì phải luôn ghi nhớ câu nói: "Đói cho sạch rách cho thơm"

c) Chủ điểm: "Trên đôi cánh ước mơ"

- Được voi đòi tiên: Cậu đúng là một đứa "Được voi đòi tiên"

Câu 3 (trang 98 sgk Tiếng Việt 4): Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu câu sau

Dấu câu

Tác dụng

a. Dấu hai chấm

 

b. Dấu ngoặc kép

 

Trả lời:

Dấu câu

Tác dụng

a. Dấu hai chấm

- Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

VD: Cô giáo hỏi: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

- Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

VD: Nàng chạy vội đến chum nước nhưng không kịp nữa rồi: Vỏ ốc đã vỡ tan

b. Dấu ngoặc kép

- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến.

VD. Mẹ thường gọi tôi là “cục cưng của mẹ”

- Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đọa văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm.

VD. Xi-ôn-cốp-xki nói: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục".

- Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt.

VD. Có bạn tắc kè hoa xây “lầu” trên cành đa.

>> Bài tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 5 

0