02/05/2018, 11:29

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á

Giải bài tập Địa lý lớp 8 bài 7 Địa lý lớp 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến ...

Địa lý lớp 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

ĐỊA LÍ 8 BÀI 7: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới.

- Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, ... Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao.

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 24 SGK địa lí 8: Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất ở châu Á?

Trả lời:

Vì Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.

Giải bài tập 2 trang 24 SGK địa lí 8: Dựa vào bảng 7.2, cho biết tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với các nước thu nhập thấp ở chỗ nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

Những nước có tỉ trọng nông nghiệp cao trong cơ cấu GDP đều có bình quân GDP/người thấp và mức thu nhập chỉ ở mức trung bình dưới trở xuống. Ví dụ Lào, Việt Nam, Ưdơbêkixtan. Những nước có tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp và tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì có GDP/người cao, mức thu nhập cao. Ví dụ Nhật Bản, Côoét.

Giải bài tập 3 trang 24 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 7.1 SGK trang 24, hãy hoàn thành bảng sau:

Nhóm

Các nước và vũng lãnh thổ

Nhóm các nước thu nhập thấp

 

Nhóm các nước thu nhập trung bình dưới

 

Nhóm các nước thu nhập trung bình trên

 

Nhóm các nước thu nhập cao

 

Trả lời:

Nhóm

Các nước và vũng lãnh thổ

Nhóm các nước thu nhập thấp

Ấn Độ, Pakixtan, Ápganixtan, Tátgikixtan, Udơbêkixtan, Cưrơgixtan, Nêpan, Butan, Bănglađét, Mông cổ, Mianma, Lào, Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia, Yêmen, Triều Tiên

Nhóm các nước thu nhập trung bình dưới

Trung Quốc, LB Nga (phần lãnh thố châu Á), Philippin, Xrilanca, Iran, Xiri, Irắc

Nhóm các nước thu nhập trung bình trên

Arập Xêút, Ô Man, Thổ Nhĩ Kì, Ácmênia, Malaixia

Nhóm các nước thu nhập cao

Nhật Bản, Đài Loan, Cata, Côoét, Ixraen, Brunây

Giải bài tập 4 trang 24 SGK địa lí 8: Vẽ biểu đồ cột để so sánh mức thu nhập bình quân dầu người của các nước Côoét, Hàn Quốc VCI Lcio dựa vào bảng số tiện sau. Cho nhận xét.

Nước

Mức thu nhập/ người (usd)

Côoét

19.040

Hàn Quốc

8861

Lào

317

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ:

Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á

Biểu đồ mức thu nhập bình quân theo đầu người của một số nước

- Nhận xét: Mức thu nhập GDP/người rất chênh lệch giữa các nước. Côoét có thu nhập gấp hơn 60 lần Lào, gấp 2,15 lần Hàn Quốc; Hàn Quốc có mức thu nhập gấp gần 28 lần Lào.

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

GIÁO DỤC Ở NHẬT BẢN

Theo truyền thống, Nhật Bản nhấn mạnh sự phụng sự xã hội, tôn trọng trật tự và sự hợp tác trong công việc. Nhà trường cũng đòi hỏi học sinh chuyên cần, có tinh thần tự phê và có tinh thần tổ chức tốt. Hơn nữa, thói quen lâu đời của người Nhật cho rằng chịu khó và kiên nhẫn sẽ dẫn tới thành công trong cuộc sống. Hầu hết các nhà trường đều chú trọng tới việc hình thành thái độ và giá trị đạo đức để hình thành nên nhân cách, với mục tiêu cuối cùng là tạo nên những thế hệ công dân vừa có kiến thức vừa mang những giá trị văn hoá của dân tộc.

Tỉ lệ người lớn biết chữ là 99% dân số cho thấy Nhật là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về thành tựu giáo dục. Giáo dục được coi là bắt buộc và miễn phí đối với bậc học phổ thông cấp cơ sở (từ lớp 1 tới lớp 9). Có tới 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tới trường. Đa số học sinh Nhật hoàn thành chương trình học cơ sở để tiếp tục học bậc trung học phổ thông (từ lớp 10 tới lớp 12).

Khoảng 1/3 số học sinh hoàn chỉnh chương trình trung học phổ thông để tiếp tục học lên bậc học đại học. Học sinh khi bước vào trường trung học phổ thông và trường đại học đều phải trải qua một cuộc thi gắt gao. Cuộc thi tuyển vào trung học phổ thông và đại học ở Nhật diễn ra ngặt nghèo như vậy là vì công việc đòi hỏi phải có bằng cấp tại những trường đào tạo danh tiếng. Theo thăm dò trong cùng thời điểm bất kì, số sinh viên đạt tiêu chuẩn quốc tế về bằng cấp của Nhật Bản bao giờ cũng đứng hàng đầu thế giới.

Ngân sách chi cho giáo dục, những năm 1980 mỗi năm là 10% tổng ngân sách, những năm 1990 là 7,9% và năm học 2004-2005 là 3,5% tổng GDP. Tính trung bình 20 học sinh trên một giáo viên.

0