Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 25 Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng
Bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng
. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
ĐỊA LÝ 7 BÀI 25: GIẢI BÀI TẬP THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1. Quan sát bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu):
+ Xác định vị trí của 6 lục địa.
+ Nêu tên các đại dương bao quanh từng lục địa.
Trả lời:
+ Xác định vị trí của 6 lục địa trên bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu): Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Á - Âu, Ô-xtrây-li-a, Nam cực.
+ Nêu tên các đại dương bao quanh từng lục địa: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Câu 2. Quan sát bản đồ thế giới, kể tên một số đảo và quần đảo lớn nằm chung quanh từng lục địa.
Trả lời:
- Lục địa Bắc Mĩ: Đảo Grơn-len.
- Lục địa Nam Mĩ: Quần đảo Ảng-ti.
- Lục địa Phi: Đảo Ma-đa-ga-xca.
- Lục địa Á - Âu: Đảo Anh, đảo Ai-xơ-len, đảo Ai-len
- Lục địa Ô-xtrây-li-a: Đảo Niu Ghi-nê.
- Lục địa Nam cực: Đảo Đất Lửa.
II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
Giải bài tập 1 trang 81 SGK địa lý 7: Tại sao nói "Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng"?
Trả lời:
- Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn: Địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa. Con người còn vươn tới tầng bình lưu của khí quyển (trong các chuyến bay hàng không dân dụng), xuống tới thềm lục địa của các đại dương (trong các thiết bị lặn, các tàu ngầm,...), lên sao Hỏa (các chuyên thám hiểm, các chuyến du lịch), lên Mặt Trăng,...
- Thế giới chúng ta đang sống rất đa dạng:
+ Về hành chính: Trên thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ chính trị - xã hội.
+ Trong từng vùng lãnh thổ, có nhiều dân tộc khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tiếng nói, văn hóa.
+ Trong các môi trường thiên nhiên, con người có nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác nhau, đi cùng với các hình thức tổ chức sản xuất này là các nền văn hóa khác nhau, các trình độ văn minh khác nhau, các quan niệm sống và mức sống khác nhau.
Sự tồn tại bên nhau, đan xen vào nhau, trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa trong một thời đại thông tin càng làm tăng thêm tính đa dạng của thế giới.
Giải bài tập 2 trang 81 SGK địa lý 7: Dựa vào kiến thức đã học và các số liệu trong bảng (trang 81 SGK), sắp xếp các quốc gia ở bảng thành hai nhóm: Các nước phát triển và các nước đang phát triển (số liệu năm 1997)
Trả lời:
- Để phân loại và đánh giá trình độ phát triển kinh tế
- Xã hội của các quốc gia trên thế giới, người ta dựa vào ba chỉ tiêu:
+ Thu nhập bình quân đầu người: Trên 20.000 USD/năm là nước phát triển, dưới 20.000 USD/năm là nước đang phát triển.
+ Tỉ lệ tử vong trẻ em: Rất thấp là nước phát triển, khá cao là nước đang phát triển.
+ Chỉ số phát triển con người: Gần bằng 1 là nước phát triển, dưới 0,7 là nước đang phát triển.
- Vì thế, theo bảng trên:
+ Các nước phát triển: Hoa Kì, Đức.
+ Các nước đang phát triển: An-giê-ri, A-rập Xê-ut và Bra-xin.
III. CÂU HỎI TỰ HỌC
1. Trên thế giới có các lục địa:
A. Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôx-trây-li-a, Nam Cực.
B. Á, Âu, Mĩ, Phi, Ôx-trây-li-a, Nam Cực.
C. Âu, Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Bắc Cực.
D. Phi, Mĩ, Ôx-trây-li-a và Đại dương, Nam Cực, Bắc Cực.
Trả lời: Chọn A
2. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về:
A. Lịch sử. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Tự nhiên.
Trả lời: Chọn D
3. Châu lục có nhiều quốc gia nhất là:
A. Phi. B. Á. C. Âu.
Trả lời: Chọn C