Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma
Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 38 là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm. Giải bài tập thực hành địa lý 10 bài 38 nhằm giúp quá trình ôn tập và củng ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 38
là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm. Giải bài tập thực hành địa lý 10 bài 38 nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
Chương IX: Địa lí dịch vụ
Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma
Bài 1 (trang 147 sgk Địa Lí 10): Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê
Lời giải:
a, Xác định kênh Xuy-ê trên bản đồ Các nước trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới.
b, Tính phần quãng đường được rút ngắn.
QUÃNG ĐUỜNG ĐƯỢC RÚT NGẮN KHI ĐI QUA KÊNH XUY-Ê SO VỚI TUYẾN VÒNG QUA CHÂU PHI
c, Bài viết ngắn về kênh đào Xuy-ê
Kênh đào Xuy-ê trong sự phát triển kinh tế của Ai cập, vùng Địa Trung Hải và Trung Đông
1. Vị trí của kênh đào Xuy-ê
- Kênh đào Xuy-ê được đào cát ngang eo đất Xuy-ê, nằm phía đông bắc cháu Phi, nơi Biển Đỏ với Đia Trung Hái.
2. Đặc điểm của kênh đào và quá trình khai thác
- Kênh đào Xuy-ê được khởi công đào từ 1859 đến năm 1869 được đưua vào sủ dụng. Kênh đào 195 km, tàu chở từ 150.000 đến 250.000 tấn có thể qua lại va thời gian qua kênh ước chừng 11 - 12 giờ. Năm 1956, Ai Cập tiến hành quốc hữu hóa kênh đào này từ tay của các công ty Anh. Từ đó đến nay kênh đào đã phát huy tác dụng rất tốt.
3. Những lợi ích của kênh đào khi sử dụng
- Kênh đào đã giúp rút ngắn lộ trình hànghải giữa các vùng công nghiệp Tây Âu, Bắc Mĩ, Biển Đen với vùng nguyên và nhiên liệu giàu có của Tây Á va Đông Nam Á từ 23% đến 65% so với con đường đi vòng Phi.
- Mỗi năm tính trung bình có đến 15% luồng hàng hải viễn dương 20%lượng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ qua kênh. Năm 2000, có dến 14.000 tàu qua lại, mang đến cho Ai Cập nguồn thu ngoai tệ chừng 2 tỉ USD.
4. Những trở ngại, tổn thất khi kênh đào ngừng hoạt động Do cuộcchiến giữa Ai Cập và I-xra-en xảy ra vào năm 1967, lưu thông qua kênh đào bị gián đoạn, đến năm 1975 mới mở lại.
Điều này đã gây trở ngại lớn cho ngành hàng hải thế giới; nhất là các nước trong vùng Biển Đen và Địa Trung Hải. Giá thành vặn chuyển hàng giữa hai thị trường châu Âu và châu Á tăng lên. Hành trình bất trác hơn vì phải vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi; nơi có nhiều sóng to, gió dữ. Riêng Ai Cập mất một nguồn thu nhập khá lớn từ thuế hải quan và khách du lịch.
Bài 2 (trang 148 sgk Địa Lí 10): Tìm hiểu về kênh đào Pa-na-ma
Lời giải:
a, Xác định kênh Pa-na-ma trên bản đồ Các nước trên thế giới và bản đồ Tự nhiên thế giới.
b, Tính phần quãng đường được rút ngắn
QUÃNG ĐUỜNG ĐUỢC RÚT NGẮN KHI ĐI QUẠ KÊNH PA-NA-MA SO VỚI TUYẾN VÒNG QUA NAM MĨ
c, Bài viết ngắn về kênh Pa-na-ma
Kênh Pa-na-ma, con đường hàng hải nối hai khu vực kinh tế năng động Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
1. Vị trí địa lí của kênh Pa-na-ma
- Kênh đào Pa-na-ma nằm ở vị trí cực Nam của eo đất Trung Mĩ, cũng là nơi khởi đầu của lục địa Nam Mĩ. Kênh Pa-na-ma cắt qua eo đất, nơi có chiều ngang hẹp nhất chỉ 50km, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
2. Đặc điểm của kênh đào và quá trình khai thác
- Kênh Pa-na-ma được khởi công xây dựng từ năm 1882, nhưng do sai lầm về thiết kế, đến năm 1904, khi Hoa Kì thay Pháp, công trình mới được tổ chức thi công và năm 1914 thì chính thức đưa vào khai thác. Kênh có chiều dài 64km nhưng do độ chênh mực nước biển của hai đại dương đến 26m nên các kĩ sư phải thiết kế thêm nhiều âu tàu. Do vậy, kênh chỉ có.khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải dưới 65.000 tấn.
3. Những lợi ích của kênh đào khi hoạt động
- Kênh đào Pa-na-ma cho phép rút ngắn lộ trình hàng hải từ các cảng cửa hai bờ Đại Tây Dương sang các cảng hai bờ Thái Bình Dương từ 14 đến 81%. Kênh Pa-na-ma là con đường hàng hải quan trọng đối với nền kinh tế và các hoạt động quản sự nối thông hai bờ đông-tây của Hoa Kì. Vì vậy, bằng mọi giá Hoa Kì đã tìm cách kiếm soát kênh đào này lâu dài.
- Nhờ sự đấu tranh bền bỉ, tháng 12/1999, Hoa Kì đã phải traọ trả hoàn toàn chủ quyền kiểm soát kênh đào và vùng đất rộng 1.430km2 dọc hai bờ kênh về cho nhân dân Pa-na-ma.
- Kênh đào Pa-na-ma còn là tuyến hàng hải liên kết kinh tế và tình hữu nghị giữa các nước hai bờ đông tây của khu vực kinh tế Mĩ Latinh đầy năng động hiện nay.
Bài tiếp theo: