15/01/2018, 12:46

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 34 ...

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 34

là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 10 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chương VII: Địa lí công nghiệp

Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

Trang 133 sgk Địa Lí 10: Dựa vào bảng số liệu đã cho thực hiện các yêu cầu:

Trả lời:

1. Vẽ biểu đồ

a) Tính toán và lập bảng số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ

b, Vẽ biểu đồ

2. Nhận xét biểu đồ và giải thích nguyên nhân

  • Than, dầu mỏ, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp năng lựợng. Thép là sản phẩm của công nghiệp luyện kim.
  • Nhìn chung, từ 1950 đến 2003, giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp năng lượng (than, đầu mỏ, điện) và công nghiệp luyện kim (thép) đều tăng, nhưng ti lệ tăng không đều nhau. Từ năm 1970, các ngành đều có bước đột phá manh mẽ.
  • Điện: Tốc độ tăng rất nhanh, đạt 1535% trong 53 năm, tính bình quân tăng 29%/năm. Từ thập kỉ 80 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng rất cao, lên tới 1223%/ năm 1990 và 1535%/ năm 2003 so với năm 1950. Có được tốc độ tăng nhanh như vậy là do thời gian qua đã đưa vào khai thác nhiều nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt .trời, gió...; đồng thời đáp do nhu cầu ngày càng cao của công nghiệp và đời sống.
  • Dầu mỏ: Tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đạt 746%, tính bình quân tăng 14%/năm. Sự gia tăng này nhờ nhu cầu nhiên liệu của thị trường thế giới ngày càng cao; đặc biệt cho giao thông vận tải, công nghiệp năng lượng và hoá dầu.
  • Than: Nhịp độ tăng khá đều, đạt tỉ lệ 291%, bình quân chỉ tăng 5,5%/năm. Từ nhũng năm 1990, nhịp độ tăng có phần chững lại do tình trạng ô nhiễm của loại nhiên liệu này, gẩn đây đang khôi phục trở lại do sự khủng hoảng của ngành dầu mỏ.
  • Thép: Tăng khá, đạt tỉ lệ tăng 460%, bình quân tăng 8,7%/năm. Thép được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong xây dựng và trong đời sống, nên nhu cầu thị trường cao.
0