15/01/2018, 15:04

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống Giải bài tập môn Sinh học lớp 6 Bài tập môn Sinh học lớp 6 Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống được VnDoc sưu tầm ...

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống

Bài tập môn Sinh học lớp 6

Giải bài tập SBT GDCD lớp 6 bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Sinh học lớp 6 bài 2: Nhiệm vụ của sinh học

Bài 1. Quan sát môi trường xung quanh, tìm 5 ví dụ về vật không sống và 5 ví dụ về vật sống. Nêu những điểm khác nhau giữa vật sống với vật không sống.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ về vật không sống: hòn đá, cái bàn, quyển sách, cái bút, viên phấn...

Ví dụ về vật sống: con chim, con cá, cây lúa, cây hoa hồng, nấm rơm...

Vật sống với vật không sống có những điểm khác nhau cơ bản sau:

  • Vật sống có sự trao đổi chất với môi trường thì mới tồn tại được (chúng lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài). Vật không sống không có sự trao đổi chất với môi trường.
  • Vật sống có sự lớn lên và đến một thời kì nhất định thì sinh sản. Vật không sống không lớn lên, không sinh sản.

Bài 2. Kể tên một số sinh vật có ích và một số sinh vật có hại.

Người ta dựa vào những đặc điểm nào để phân chia sinh vật thành những nhóm lớn? Hãy kể tên những nhóm sinh vật đó.

Hướng dẫn trả lời:

  • Các sinh vật có ích như: cây lúa, cây ngô, cây khoai lang... cung cấp lương thực cho con người. Con gà, con cá... cung cấp thức ăn; con ngựa, con trâu... cung cấp sức kéo cho con người.
  • Các sinh vật có hại như: châu chấu, chim, sâu... phá hại mùa màng; virut H1N1 gây bệnh cho người; vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người và động vật.
  • Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, người ta đã nghiên cứu chúng và phân chúng thành các nhóm lớn dựa trên các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo cơ thể, các hoạt động sống khác nhau của chúng.
  • Sinh vật được chia thành các nhóm lớn: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật...

Bài 3: Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất? Chúng có những đặc điểm chung nào?

Hướng dẫn trả lời:

Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Chúng có mặt ở các miền khí hậu khác nhau từ hàn đới đến ôn đới và đặc biệt phong phú ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Trên khắp các dạng địa hình từ đồi núi, trung du, đồng bằng, sa mạc, ở dưới nước hay trên cạn đều có thực vật sinh sống.

Đặc điểm chung của thực vật là:

  • Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
  • Phần lớn thực vật không có khả năng di chuyển.
  • Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

Bài 4. Quan sát các cây cối xung quanh trường và vườn nhà em. Hãy trả lời các câu hỏi sau.

- Có phải tất cả thực vật đều có hoa?

- Có phải tất cả thực vật đều là những cây sống lâu năm?

Hướng dẫn trả lời:

Không phải tất cả thực vật đều có hoa. Có những thực vật đến một thời kì nhất định thì ra hoa, tạo quả và kết hạt như cây bưởi, cây mít, cây khế, cây lúa, cây đậu... nhưng cũng có những thực vật cả đời không có hoa như cây thông, cây dương xỉ, cây vạn tuế...

Không phải tất cả thực vật đều là những cây sống lâu năm như cây mít, cây ổi, cây xoài, cây lim, cây phượng vĩ... mà còn rất nhiều cây từ khi nảy mầm đến khi ra hoa, tạo quả, kết hạt chỉ trong vòng một năm như lúa, lạc, vừng, rau cải, su hào...

0