15/01/2018, 15:55

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Giải bài tập môn Địa lý lớp 9 Bài tập môn Địa lý lớp 9 Giải bài tập SBT Địa lí 9 bài 7: Các nhân tố ảnh ...

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bài tập môn Địa lý lớp 9

Giải bài tập SBT Địa lí 9 bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Giải bài tập SBT Địa lý 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Câu 1:

a) Nối ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải sao cho đúng

1. Đất feralit

a) Thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày.

2. Đất phù sa

b) Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày: sắn, ngô, đậu tương,...

b) Điền nội dung thích hợp vào ô trống, nối ý ở cột A với ý ở cột B và C sao cho hợp lí

A (nhóm đất)                                     B (phân bố)                      C (giá trị kinh tế)

Phù sa

Diện tích trên 16 triệu ha, tập trung ở trung du, miền núi.

 
     

Trả lời:

a) Nối 1 -b; 2 - a

b)

A (nhóm đất)                                 B (phân bố)                                    C (giá trị kinh tế)

Phù sa

Diện tích trên 16 triệu ha, tập trung ở trung du, miền núi.

Thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngàỵ

Feralit

16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi

Thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô, đậu tương...).

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng sau:

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA

Thuận lợi

Khó khăn

   

Trả lời:

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA

Thuận lợi

Khó khăn

- Đất: đa dạng: có 14 nhóm khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển quanh năm; có thể trồng 2-3 vụ/năm.

+ Phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc -Nam: theo mùa và theo độ cao: cho phép nước ta cung cấp sản phẩm đa dạng (cả cây nhiệt đới: cận nhiệt và ôn đới): cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng.

-Nước:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có giá trị về mặt thuỷ lợi.

+ Nguồn nước ngầm dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

- Tài nguyên sinh vật phong phú:

+ Là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi.

+ Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điêu kiện sinh thái của từng địa phương.

+ Các thiên tai (bão: gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,...) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.

+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng: tính mạng và tài sản của con người. Mùa khô; nước sông kiệt, thiêu nước tưới.

Câu 3: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?

Trả lời

  • Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
  • Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh.
  • Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Có thể nói, nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến, nông nghiệp nước ta mới trở thành ngành sản xuất hàng hoá.

Câu 4: Điền nội dung thích hợp vào ô trống để hoàn thành sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?

Trả lời

Nhân tố tự nhiên:

  • Đất đai
  • Khí hậu
  • Nguồn nước
  • Tài nguyên sinh vật

Nhân tố kinh tế - xã hội

  • Quy mô dân số
  • Chính sách kinh tế
  • Dân cư – lao động
  • Trình độ phát triển kinh tế
0