15/01/2018, 15:48

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo Giải bài tập môn Địa lý lớp 8 Bài tập môn Địa lý lớp 8 Giải bài tập SBT Địa lí 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo được VnDoc sưu ...

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo

Bài tập môn Địa lý lớp 8

Giải bài tập SBT Địa lí 8 bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á

Giải bài tập SBT Địa lý 8 bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội của Đông Nam Á

Câu 1: Dựa vào hình 7 dưới đây và vốn hiểu biết, em hãy

a, Ghi các địa danh sau đây vào đúng vị trí trên lược đồ:

  • Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
  • An-đa-man, Gia-va, Xu-lu, Ban-đa, Biển Đông.
  • Vịnh Thái Lan, Vịnh Bắc Bộ.
  • Ca-li-man-tan, Gia-va, Xu-la-vê-di, Lu-xôn, Xu-ma-tơ-ra.

b, Cho biết các điểm cực Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T) của khu vực Đông Nam Á thuộc nước nào?

c, Cho biết Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương và hai châu lục nào.

Trả lời:

a, Ghi tên vào lược đồ

b, Điểm cực Bắc lấy địa điểm tận cùng về phía Bắc của Mianma

  • Điểm cực Tây lấy địa điểm tận cùng phía tây cũng của Mianma
  • Điểm cực Nam lấy điểm lui về phía Nam của phần tây đảo Timo, thuộc Inđônêxia
  • Điểm cực Đông lấy biên giới của Inđônêxia trên đảo Irian

c, Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và hai châu lục: châu Á và châu Đại Dương

Câu 2: Quan sát hình 14.1. Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á, tr 48 SGK

a, Hãy mô tả địa hình Đông Nam Á theo gợi ý cụ thể dưới đây:

  • Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là (núi và cao nguyên hay đồng bằng...)
  • Các dãy núi chính
  • Hướng núi chủ yếu
  • Các cao nguyên lớn
  • Các đồng bằng lớn

b, Kết hợp với vốn hiểu biết, hãy nêu tên các loại cây trồng được trồng trên các đồng bằng phù sa màu mỡ của Đông Nam Á?

Trả lời

a, Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên

  • Các dãy núi chính: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Luông Phabăng, Tan, Aracan..
  • Hướng núi chủ yếu: Hướng Bắc – Nam và hướng Tây Bắc – Đông Nam
  • Các đông bằng lớn: sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam,...

b, Các loại cây trồng được trồng trên các đồng bằng gồm:

  • Các loại cây lương thực như: Lúa, ngô, khoai, sắn..
  • Các loại cây ăn quả: Chôm chôm, vải, nhãn, chuối…

Câu 3: Quan sát hình 14.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, tr 49 SGK, nêu nhận xét về khí hậu của Pa-đăng và Y-an-gun theo gợi ý cụ thể dưới đây

a, Tại Pa-đăng

  • Nhiệt độ:
  • Lượng mưa:
  • Như vậy Pa-đăng thuộc kiểu khí hậu:

b, Tại Y-an-gun

  • Nhiệt độ:
  • Lượng mưa:
  • Như vậy Y-an-gun thuộc kiểu khí hậu:

Trả lời:

a, Tại Pa – đăng:

  • Nhiệt độ: Cao và ổn định quanh năm ở mức dao động từ 24 – 26oC
  • Lượng mưa: Mưa nhiều, quanh năm trung bình đạt khoảng 350mm/tháng.
  • Như vậy, Pa – đăng thuộc kiểu khí hậu: Xích đạo

b, Tại Y-an-gun:

Nhiệt độ: tương đối cao và có sự chênh lệch giữa các mùa trong năm.

  • Cao nhất: 31,5oC vào tháng 4
  • Thấp nhất: 25oC vào tháng 1
  • Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm là 6 – 7°.

Lượng mưa:

  • Các tháng mưa nhiều nhất là: 6, 7, 8, 9.
  • Các tháng mưa ít nhất là: 12, 1, 2, 3, 4.

Như vậy, Y – an – gun thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 4: Quan sát hình 3.1. Lược đồ các đới cảnh quan của tự nhiên châu Á, tr 11 SGK và vốn hiểu biết, em hãy

a, Hoàn thành sơ đồ dưới đây

b, Cho biết cảnh quan nào phát triển trên phần lớn diện tích khu vực Đông Nam Á? Vì sao?

Trả lời:

a,

Bài tập địa lý

b, Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm thường xanh phát triển nhất. Vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết với khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và xích đạo với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện để rừng nhiệt đới ẩm phát triển nên phần lớn diện tích của Đông Nam Á

0