Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản (phần 1)
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản (phần 1) Giải bài tập môn Địa lý lớp 11 Bài tập môn Địa lý lớp 11 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong ...
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản (phần 1)
Bài tập môn Địa lý lớp 11
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 8: Liên Bang Nga (phần 2)
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 8: Liên Bang Nga (phần 3)
Giải bài tập SBT Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản (phần 2)
Câu 1: Hoàn thành các bảng sau
Trả lời:
ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TỰ NHIÊN NHẬT BẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Thuận lợi |
Khó khăn |
+ Gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới. + Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ. + Sông ngòi có giá trị thủy điện. + Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng, phát triển nền nông nghiệp đa dạng |
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, thiếu đất trồng trọt + Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. + Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần. + Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước. |
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ NHẬT BẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Thuận lợi |
Khó khăn |
+ Dân số đông, nguồn lao động dồi dào. + Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, đầu tư cho giáo dục là động lực cho phát triển kinh tế. |
+ Dân số giá gây thiếu nguồn lao động trong tương lai. + Chi phí cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công,...) |
Câu 2: Dựa vào bảng dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 1993 và năm 2000, rút ra nhận xét.
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ tròn theo hướng dẫn.
Yêu cầu: Đúng và đầy đủ các đối tượng.
Có chú giải, tên biểu đồ
b) Nhận xét
Cơ cấu lao động phân bố không đồng đều và có sự biến đổi theo thời gian
- Lao động trong khu vực dịch vụ (Khu vực III) chiếm tỉ trọng cao nhất, có xu hướng tăng. (Số liệu dẫn chứng).
- Lao động trong khu vực công nghiệp (Khu vực II) chiếm tỉ trọng khá cao, có xu hướng giảm nhẹ. (Số liệu dẫn chứng).
- Lao động trong khu vực nông nghiệp (Khu vực I) chiếm tỉ trọng thấp nhất, có xu hướng giảm. (Số liệu dẫn chứng).
⟹ Nhìn chung, lao động trong khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn.
Câu 3: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Câu 4: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu nào ?
Trả lời:
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp.
- Tăng vốn.
- Gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì cơ cấu kinh tê hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuât nhỏ, thủ công.
Câu 5: Chọn ý trả lời sai
Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng ở Nhật Bản có tác dụng
- tận dụng được sức lao động, tạo việc làm cho nhiều lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- phân tán nguồn vốn trong xã hội
- tận dụng được nguồn nguyên liệu.
- tận dụng được các thị trường nhỏ, ở khắp các địa phương trong nước giúp cho nền kinh tế trở nên linh hoạt, cơ động hơn.
Trả lời:
Chọn B. phân tán nguồn vốn trong xã hội