Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 26: Đất, các nhân tố hình thành đất
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 26: Đất, các nhân tố hình thành đất Giải bài tập môn Địa lý lớp 6 Bài tập môn Địa lý lớp 6 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các ...
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 26: Đất, các nhân tố hình thành đất
Bài tập môn Địa lý lớp 6
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 24: Biển và đại dương
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 25: Thực hành sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 27: Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
Câu 1: Đánh dấu X vào ô vuông thể hiện ý em cho là đúng.
Các thành phần của đất gồm có:
a) khoáng, chất hữu cơ, độ phì, nước.
b) khoáng, nước, không khí, độ phì.
c) khoáng, chất hữu cơ, không khí, độ phì.
d) khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước.
Trả lời
Chọn ý d
Câu 2: Quan sát hình 26-1, kết hợp với kiến thức được học, hãy cho biết:
a) Tên của hai nhân tố chính tác động vào đá để hình thành đất?
b) Quá trình hình thành đất của các nhân tố này diễn ra như thế nào?
Trả lời
a) Tên của hai nhân tố chính tác động vào đá để hình thành đất: sinh vật và khí hậu
b) Quá trình hình thành đất của các nhân tố:
- Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất
- Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ
- Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất
- Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.
Câu 3: Hãy đánh dấu X vào ô vuông thể hiện ý em cho là đúng nhất
Hai thành phần chính của đất là
a) khoáng và nước.
b) chất hữu cơ và khoáng.
c) khoáng và không khí.
d) chất hữu cơ và nước.
e) chất hữu cơ và không khí.
Trả lời
Chọn ý b
Câu 4: Quan sát hình 26-2, hãy cho biết
a) Giữa sườn A và sườn B, sườn nào có lớp đất dày hơn
b) Vì sao lớp đất của hai sườn lại có sự dày mỏng khác nhau như vậy.
Trả lời
a) Giữa sườn A và sườn B, sườn B có lớp đất dày hơn
b) Lớp đất của hai sườn lại có sự dày mỏng khác nhau như vậy là do: Sườn A địa hình dốc (quá trình xói mòn, rửa trôi mạnh) lớp đất mỏng. Trường hợp ngược lại ở sườn B
Câu 5: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai.
Đá mẹ khác nhau không những hình thành những loại đất khác nhau, mà trong cùng một thời gian (cùng một quá trình) như nhau cũng sẽ tạo nên những lớp đất dày mỏng khác nhau
Trả lời: Đúng
Câu 6: Quan sát hình 26-3, hãy giải thích (trong điều kiện đá mẹ như nhau)
a) Vì sao lớp đất ở hai sườn núi A có độ dày như nhau?
b) Vì sao lớp đất ở phía Nam của sườn núi B lại dày hơn lớp đất ở sườn núi phía Bắc?
Trả lời
a) Lớp đất ở hai sườn núi A có độ dày như nhau do sườn A nằm ở giữa Chí tuyến và đường xích đạo, hai sườn đều có khí hậu tương đối mát mẻ, lượng mưa nhiều, cả hai sườn đều nhận được lượng ánh sáng từ Mặt Trời lớn thuận lợi cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
b) Lớp đất ở phía Nam của sườn núi B lại dày hơn lớp đất ở sườn núi phía Bắc do sườn B nằm lệch về phía cực Bắc so với Xích đạo làm cho hai sườn có sự chênh lệch về lượng mưa, khí hậu phân hóa rõ rệt, các sườn nhận được lượng ánh sáng từ Mặt Trời có sự chênh lệch lớn gây khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất