Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ Học tốt Ngữ văn 12 Giải bài tập Ngữ văn lớp 12 VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12 : Mấy ý nghĩ về thơ, hy vọng ...
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ
Giải bài tập Ngữ văn lớp 12
VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ, hy vọng qua bộ tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh tham khảo để học tốt Ngữ văn lớp 12. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo để có kết quả cao hơn trong học tập.
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ
• Tác giả: Xem ở bài đọc thêm Đất nước
• Gợi ý tìm hiểu văn bản
Tháng 9-1949, có một sự kiện văn nghệ đáng chú ý: đó là Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tác văn nghệ theo đường lối của Đảng để phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Cùng với kịch của Lộng Chương, văn của Nguyễn Tuân, Hội nghị còn tranh luận về thơ của Nguyễn Đình Thi và mở rộng ra một số vấn đề thuộc quan niệm về thơ. Nguyễn Đình Thi đã phát biểu quan niệm của mình về thơ trong bài Mấy ý nghĩ về thơ đăng trên Văn nghệ số 10 - 1949. Bài tiểu luận này của Nguyễn Đình Thi nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ:
- Trước hết, tác giả khẳng định thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, nhưng tâm hồn đó phải có tư tưởng và được biểu hiện bằng hình ảnh. “Thơ là nơi tư tưởng, tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng tri thức”.
- Sau đó, tác giả phân tích những yếu tố đặc trưng khác của thơ:
+ Hình ảnh phải từ cảm xúc mà có, mà lóe sáng trong thơ và hiện lên một cách tự nhiên trong lòng nhà thơ.
+ Nhịp điệu, nhạc điệu trong thơ quan trọng nhất là nhịp điệu, nhạc điệu bên trong tâm hồn nhà thơ.
+ Ngôn ngữ trong thơ phải có hồn, có sức gợi, phải kết tinh trong đó tình cảm, cảm xúc của thi nhân.
+ Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với trái tim người đọc.
- Tác giả quan niệm thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích.
- Về thơ tự do, thơ không vần, Nguyễn Đình Thi có một số quan niệm rất mới, có thể nói là rất táo bạo trong bối cảnh lúc bấy giờ; “Không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.” Điều này là một sự “phá cách” đối với thơ truyền thống.
Bài nghị luận về quan niệm thơ của Nguyễn Đình Thi được viết ra bằng cả tấm lòng của thi nhân với những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, có ý nghĩa cách tân, lại được viết bằng một lập luận trong sáng, chặt chẽ và một cách viết tài hoa. Hơn nữa thế kỷ đã qua, những quan niệm về thơ của ông vẫn có giá trị đối với ngày nay.