15/01/2018, 15:35

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11 SGK Ngữ văn lớp 6 bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu ...

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Ngữ văn lớp 6 bài 11: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

I. Kiến thức cơ bản

Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản

Câu 1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?

+ Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng là vì họ nghĩ ai cũng phải làm việc nặng nhọc vất vả quanh năm:

- Cô Mắt phải luôn nhìn.

- Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.

– Bác Tai phải luôn lắng nghe.

+ Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không.

=> Vì vậy họ đã kéo nhau đến nhà lão Miệng để so bì, và quyết định không làm gì nữa.

Câu 2. Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?

+ Từ khi cô Mắt, cậu Tai, cậu Tay, bác Tai quyết định không làm gì nữa để mặc cho lão Miệng tự lo lấy mà sống. Hai ngày, ba ngày cả bọn thấy mệt mỏi rã rời không thể cất mình lên được đến ngày thứ bảy cả bọn không thể chịu đựng được nữa đã mệt mỏi họp nhau lại, bác Tai đã chỉ ra sự sai lầm của mọi người, và sự cần thiết của lão Miệng. Lão Miệng cũng có công việc của mình: Nhai thức ăn, và nhờ có lão Miệng có nhai thức ăn thì mọi người mới khoẻ được.

+ Ý nghĩa:

- Truyện mượn các bộ phận cơ thể con người để nói về các tổ chức của con người trong xã hội.

- Mỗi tổ chức, mỗi con người có một nhiệm vụ và chức năng riêng, quan hệ với nhau chặt chẽ, không thể có cái này mà thiếu cái kia.

- Các tổ chức phải biết tôn trọng và hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển, cũng như mỗi thành viên phải biết gắn bó với tập thể của mình.

III. Hướng dẫn luyện tập

Nhắc lại định nghĩa “Truyện ngụ ngôn” và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học

+ Về định nghĩa của truyện ngụ ngôn em cần nắm ba đặc điểm sau:

- Loại truyện kể bằng văn xuôi, hoặc văn vần.

- Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người.

- Truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

+ Tên các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

IV. Tư liệu tham khảo

Từ câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng” tác giả truyện ngụ ngôn nhắc chúng ta bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau, và tôn trọng công sức của nhau. [...]. Theo nghĩa của từ gốc Hán, ngụ hàm chứa kín đáo, ngôn là lời nói. Ngụ ngôn nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, lời nói ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy nghĩ mà hiểu ý người nói, người viết.

(Theo Vũ Dương Quỷ, Lê Bảo - SĐD 6)

Về mặt nào đó, truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”, có ý nghĩa tương tự truyện “Thầy bói xem voi”, “Mua cua”... phê phán thói nhìn phiến diện, coi thường cái toàn diện, chỉ nhìn cái cục bộ mà coi thường cái toàn thể. Không phân biệt đâu là chính, đâu là phụ. Mắt tưởng chỉ có mình làm việc mệt nhọc phân biệt ngày đêm. Tai tưởng chỉ có mình nghe ngóng, chân tay tưởng chỉ có mình vất vả chân lấm tay bùn... Ai cũng chỉ biết có mình, đến khi “cả bọn lừ đừ mệt mỏi” mới vỡ lẽ ra rằng: “Lão Miệng có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc”. Chỉ có quan điểm toàn diện mới nắm bắt được chân lí”.

(Theo Trần Gia Linh - Truyện dân gian Việt Nam)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 11: Cụm danh từ

0