15/01/2018, 15:34

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Nông Sơn, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Nông Sơn, Quảng Nam năm học 2016 - 2017 Đề thi học kì I môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 là tài liệu hỗ trợ học sinh ôn ...

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Nông Sơn, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

là tài liệu hỗ trợ học sinh ôn luyện, củng cố kiến thức Ngữ văn 6 đã được học đồng thời làm quen nhiều dạng đề kiểm tra cuối kì 1 khác nhau.

UBND HUYỆN NÔNG SƠN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Ngữ Văn - Lớp 6

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và chọn đáp án đúng nhất cho từng câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đó vào giấy bài làm (từ câu 1-5, ví dụ: Câu 1: B).

Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

(Ngữ Văn 6, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Tự sự

Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

A. Sơn Tinh, Thủy Tinh

B. Thánh Gióng

C. Thạch Sanh

D. Treo biển

Câu 3: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

A. Con trai

B. Ngọc Hoàng

C. Người chồng

D. Không

Câu 4: Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên là:

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 5: Từ “lâm bệnh” có nghĩa là:

A. Bị mắc bệnh

B. Khỏe mạnh

C. Buồn bực

D. Đau sắp chết

Câu 6: Cho các từ, cụm từ: chuyển nghĩa, từ nhiều nghĩa, nghĩa chuyển, nghĩa gốc. Hãy điền các từ, cụm từ trên vào chỗ dấu ba chấm (…) cho phù hợp. (Khi làm bài, học sinh chỉ cần ghi số phía trước và đáp án đúng phía sau. Ví dụ: (1): nghĩa chuyển.)

Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.

Trong (1)…có:

- (2)…là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

- (3)…là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Phần II: Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Hãy kể tên các thể loại truyệndân gian đã được học trong chương trình Ngữ Văn 6 (học kỳ I)?

b. Trong các câu truyện dân gian đã được học trong chương trình Ngữ Văn 6 (học kỳ I), em thích câu truyện nào nhất? Vì sao? (giải thích ngắn gọn).

Câu 2: (1.0 điểm) Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.

[…] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

(Ngữ Văn 6, tập 1)

a. Xác định cụm danh từ có trong câu văn trên.

b. Hãy vẽ mô hình cụm danh từ và điền cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình.

Câu 3: Tập làm văn (5.0 điểm) Hãy kể về một kỷ niệm đáng nhớ.

..……..Hết………

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

I. TRẮC NGHIỆM(2.0 điểm)

Từ câu 1- 5, mỗi câu đúng được 0.25điểm.

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

C

B

B

A

 Câu 6: mỗi chỗ điền đúng được 0.25 điểm.

(1) : từ nhiều nghĩa; (2) : nghĩa gốc; (3) : nghĩa chuyển.

II. TỰ LUẬN: (8.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

- Học sinh nêu đúng được 4 thể loại truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười (0.25 điểm/thể loại)

- Học sinh nêu được tên truyện yêu thích nhất: 0.25 điểm.

Giải thích được lý do yêu thích: đúng, ngắn gọn, sáng tạo: 0.75 điểm.

* Lưu ý: Phần giải thích, tùy vào mức độ bài làm của học sinh mà giáo viên linh hoạt chấm điểm.

Câu 2. (1.0 điểm)

a, Cụm danh từ: một lưỡi búa của cha để lại (0.5 điểm)

b, Mô hình:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

 

t2

t1

T1

T2

s1

s2

 
 

một

lưỡi

búa

của cha để lại

 

(0.5 điểm)

Câu 3. (5.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng: (1.0 điểm)

- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

- Biết vận dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự, có kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để kể một câu chuyện đời thường có cảm xúc.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: (4.0 điểm)

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: (4.0 điểm)

a, Mở bài: (0.5 điểm) :

- Giới thiệu ngắn gọn kỷ niệm mà em định kể.

b, Thân bài: (3.0 điểm): Trong kỷ niệm được kể, học sinh cần trình bày những vấn đề chủ yếu sau:

- Hoàn cảnh xảy ra sự việc đó (thời gian, địa điểm … )

- Sự việc đó gắn liền với những ai.

- Tâm trạng, thái độ của những người tham gia sự việc.

- Tâm trạng của em khi làm việc đó như thế nào.

- Điều gì khiến em nhớ mãi kỷ niệm đó.

c, Kết bài: (0.5 điểm)

Chốt lại vấn đề và nêu lên được suy nghĩ của mình về kỷ niệm đó.

→ Các bạn cũng có thể tham khảo Dàn ý của bài tại đây.

Lưu ý:

- Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số đúng theo quy định.

0