15/01/2018, 15:34

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Tiếng hát con tàu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Tiếng hát con tàu Học tốt Ngữ văn lớp 12 Giải bài tập Ngữ văn lớp 12 Để học tốt Ngữ văn lớp 12 , VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: , qua bộ tài liệu sẽ ...

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Tiếng hát con tàu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 12

Để học tốt Ngữ văn lớp 12, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: , qua bộ tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài Tiếng hát con tàu một cách dễ dàng hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 12: Tiếng hát con tàu

• Tác giả

Chế Lan Viên (1920 - 1989) là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, có nhiều thành tựu về mặt sáng tác và những đóng góp về mặt lí luận, phê bình thơ ca cũng như lí luận phê bình về văn nghệ nói chung. Thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới, hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. (Xem tiểu dẫn về tác giả trong SGK).

• Tác phẩm: Tiếng hát con tàu (gợi ý tìm hiểu bài thơ)

Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa (1960), một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường thơ cách mạng.

Cách mạng tháng Tám 1945 đã hồi sinh hồn thơ Chế Lan Viên, mở ra một chân trời mới cho thơ ông. Từ một nhà thơ lãng mạn ông đã trở thành một nhà thơ cách mạng, gắn bó với đời sống rộng lớn của nhân dân và đất nước. Hành trình đến với Cuộc sống lớn của Nhân dân và Đất nước được nhà thơ nói lên thật thiết tha và sâu nặng trong bài thơ này như một sự bừng sáng của lí tưởng thơ ông. Có thể xem Tiếng hát con tàu là sự hình tượng hóa cho hành trình thơ đó của Chế Lan Viên: con tàu hối hả, phấn chấn lên đường, vang lên tiếng hát vui tươi, rộn rã, giục giã nhà thơ lên đường đến với nhân dân, với lí tưởng để tìm cảm hứng thơ cho mình. Chưa đi mà đã cuống quýt:

Tây Bắc ư?

Có riêng gì Tây

Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu?

Và khi đã đến với nhân dân thì đó là một sự hồi sinh thực sự, một hạnh phúc lớn của nhà thơ:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Bởi nhân dân không chỉ là những kỉ niệm cảm động mà còn là những bài học sâu sắc, quý giá vô ngần đối với nhà thơ: người anh du kích “cởi lại cho con” chiếc áo nâu trong đêm công đồn cuối cùng, thằng em liên lạc “mười năm tròn chưa mất một phong thư”, và nhất là hình ảnh bà mẹ:

Con nhớ mế!

Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài,

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Chính vì thế, mà:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Hai câu thơ giàu ý vị triết lí, mang đậm chất thơ trí tuệ của Chế Lan Viên, nhưng ngẫm cho cùng đó chính là kết quả của quá trình nhà thơ đến với Cuộc sống lớn của Nhân dân và Đất nước, từ đó mà hiểu sâu thêm Đất nước và Nhân dân để càng thêm yêu quý Đất nước và Nhân dân mình. Và có phải đó cũng chính là điều quan trọng nhất đã đem lại cảm hứng mới mẻ cho hồn thơ Chế Lan Viên như ông đã khẳng định một cách tự hào:

Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ

Tây Bắc ơi, ngươi là mẹ của hồn thơ,

Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa,

Nay trở về, ta lấy lại vàng ta.

“Vàng” ở đây có nghĩa là tâm hồn thơ mà nhân dân, cuộc kháng chiến mười năm đã cho ông để đến lượt nhà thơ ông lại đem đến “chất mặn của đời” cho thơ và cho đời.

Đến đây, cảm hứng bài thơ dâng lên cao trào để khép lại tác phẩm. Cả con tàu - biểu tượng cùng với thi nhân như đều say chếnh choáng, ngất ngây khi được tắm mình trong Cuộc Sống Lớn Của Nhân Dân Và Đất Nước tràn đầy sắc xuân:

Lấy cả những cơn mơ!

Ai bảo con tàu không mộng tưởng?

Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng?

Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống

Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.

0