Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Vận nước, Hứng trở về, Cáo tật thị chúng
Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Vận nước, Hứng trở về, Cáo tật thị chúng Học tốt Ngữ văn lớp 10 Giải bài tập Ngữ văn lớp 10 Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn ...
Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Vận nước, Hứng trở về, Cáo tật thị chúng
Giải bài tập Ngữ văn lớp 10
Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Vận nước, Hứng trở về, Cáo tật thị chúng. Tài liệu đã tổng hợp những kiến thức cơ bản liên quan đến chủ đề để phục vụ các bạn học sinh học tốt Ngữ văn lớp 10. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Vận nước, Hứng trở về, Cáo tật thị chúng
Đây là ba bài đọc thêm về thơ trung đại để bổ sung thêm những tiếng thơ đa dạng khác nhau. SGK chọn hai bài của hai nhà sư (Đỗ Pháp Thuận đời Tiền Lê, Mãn Giác thiền sư đời Lí) và một bài của Thượng thư Nguyễn Trung Ngạn đời Trần.
Cả ba bài thơ đều được viết bằng chữ Hán: một bài ngũ ngôn tứ tuyệt, một bài thất ngôn tứ tuyệt, một bài kệ (thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp, bằng văn vần).
Các em đọc Tiểu dẫn, bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm để tìm hiểu vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm.
Để giúp các em định hướng trong việc tiếp cận các bài thơ, dưới đây giới thiệu tóm tắt giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm.
VẬN NƯỚC
(Quốc tộ)
ĐỖ PHÁP THUẬN
• Bài thơ ngắn gọn, cô đọng, phản ánh niềm lạc quan trước vận mệnh đất nước và lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI
(Cáo tật thị chúng)
MÃN GIÁC THIỀN SƯ
• Mượn hình tượng hoa rụng, hoa nở, bài thơ vừa nói lên tư tưởng triết lí Phật giáo về quy luật hóa sinh, tuần hoàn, vừa phản ánh quan niệm nhân sinh cao đẹp: yêu đời, lạc quan trước cuộc sống.
HỨNG TRỞ VỀ
(Quy hứng)
NGUYỄN TRUNG NGẠN
(Bài thơ Quy hứng được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đang đi sứ ở Giang Nam - Trung Quốc).
• Bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc xúc động lòng người, bài tứ tuyệt bộc lộ sâu sắc và thấm thía nỗi nhớ quê hương của nhà thơ khi ở nơi đất khách quê người. Không đâu bằng quê nhà, dù nghèo vẫn tốt, vẫn muốn về - đó là nét riêng của lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong bài thơ này.
-------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: . Để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo bài soạn văn mẫu bài Vận nước, bài phân tích văn mẫu bài Hứng trở về, bài soạn văn mẫu bài Cáo tật thị chúng và đọc lại bài thơ Vận nước, đọc lại bài thơ Hứng trở về, đọc lại bài thơ Cáo tật thị chúng mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.