Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (trang 11 sgk Lịch Sử 8): – Xã hội Pháp trước Cách mạng phân ra những đẳng cấp nào? Trả lời: Có 3 đẳng cấp: + Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế. + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi ...
Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
(trang 11 sgk Lịch Sử 8): – Xã hội Pháp trước Cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?
Trả lời:
Có 3 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế.
+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế.
+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thứ ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.
(trang 11 sgk Lịch Sử 8): – Quan sát hình 5 (SGK, trang 10) hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ.
Trả lời:
– Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu) thể hiện tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc. Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.
– Tất cả đều hại nông dân. Bức tranh tạo biểu tượng về 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.
(trang 11 sgk Lịch Sử 8): – Dựa vào những đoạn trích ngắn (SGK, trang 11) em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Trả lời:
– Mông-te-xki-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền tự do.
– Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị (thể hiện sự dối trá) và tăng lữ “bọn đê tiện”.
(trang 12 sgk Lịch Sử 8): – Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiển ở những điểm nào?
Trả lời:
– Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, số nợ Nhà nước cay của tư sản không trả được (5 tỉ livro).
– Công thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.
– Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.
(trang 12 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao cách mạng nổ ra?
Trả lời:
+ Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.
+ Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.
(trang 13 sgk Lịch Sử 8): – Những nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp?
Trả lời:
Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến => Mâu thuẫn giữa vua, quý tộc phong kiến với Đẳng cấp thứ ba rất sâu sắc, không thể hòa giải được.
=> Cuộc cách mạng chống phong kiến, do giai cấp Tư sản đứng đầu nổ ra là điều tất yếu.
(trang 13 sgk Lịch Sử 8): – Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?
Trả lời:
Các nhà tư tưởng đã thức tỉnh mọi người đứng dậy đấu tranh và chuẩn bị cho cuộc cách mạng bùng nổ.
(trang 13 sgk Lịch Sử 8): – Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?
Trả lời:
+ Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.
+ Ngày 5 – 5 – 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.
(trang 13 sgk Lịch Sử 8): – Qua những điều trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (SGK, trang 13), em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”?
Trả lời:
– Mặt tiến bộ: Tuyên ngôn đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
– Mặt hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.
(trang 14 sgk Lịch Sử 8): – Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi “Tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?
Trả lời:
– Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10-8-1792, nhân dân Paris cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.
– Kết quả: Nền thống trị của đại tư sản bị lật đổ, chế độ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, nền cộng hòa được thành lập.
(trang 15 sgk Lịch Sử 8): – Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792 – 1793.
Trả lời:
Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hòa (từ ngày 21 – 9 – 1792 đến ngày 2 – 6 – 1793):
– Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hòa. Ngày 21 – 1 – 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
– Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.
– Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
(trang 15 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi-rông-đanh?
Trả lời:
– Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.
– Ngày 2 – 6 – 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
(trang 16 sgk Lịch Sử 8): – Nêu một vài phẩm chất tốt của Rô-be-spie.
Trả lời:
Ma-xi-liêng đơ Rô-be-spie là một luật sư trẻ tuổi, đại biểu Quốc hội, có tài hùng biện. Trong Quốc hội, ông tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Rô-be-spie trở thành lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô-banh và nổi tiếng là "Con người không thể bị mua chuộc".
(trang 17 sgk Lịch Sử 8): – Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia-cô- banh?
Trả lời:
– Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,…
– Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.
(trang 17 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển?
Trả lời:
Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước nên phản tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bất Rô-be-spie để xử tử (27 – 7 – 1794).
(trang 17 sgk Lịch Sử 8): – Dựa vào đoạn trích trên (SGK, trang 17) em hãy nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII.
Trả lời:
Cách mạng tư sản Pháp và Mĩ cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
Bài 1 (trang 17 sgk Lịch sử 8): Lập niên biểu những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Lời giải:
Niên đại | Sự kiện |
14-7-1789 | Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù – nhà tù Ba-xtri |
8-1979 | Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền |
9-1971 | Công bố hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến |
10-8-1792 | Lật đổ ách thống trị của phái lập hiến |
21-9-1792 | Thành lập nền công hòa đầu tiên |
2-6-1793 | Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền |
27-7-1794 | Đảo chính lật đổ Gia cô banh |
Bài 2 (trang 17 sgk Lịch sử 8): Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?
Lời giải:
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đại tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu của ba giai đoạn:
– Ngày 14 -7 – 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti. Mở đầu cho cuộc cách mạng.
– Ngày 10 -8 -1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
– Ngày 2 – 6 – 1793, trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Bài 3 (trang 17 sgk Lịch sử 8): Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp.
Lời giải:
– Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến), có các sự kiện: Ngày 14 – 7 – 1789, tấn công pháo đài – nhà ngục Ba-xti; tháng 8 – 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền; tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp…
– Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa): Tháng 9 – 1972, thành lập nền cộng hòa; ngày 21 – 1 – 1793, xử tử vua Lu-i XVI; ngày 2 – 6 – 1793. Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
– Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh): dựa vào SGK, trình bày những biện pháp tích cực của phái này nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của "thù trong, giặc ngoài", đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Bài 4 (trang 17 sgk Lịch sử 8): Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Lời giải:
– Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
– Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
– Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.
– Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
- Phân tích tác phẩm Bàn luận về phép học – Văn hay lớp 8
- Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV
- Giải Sinh lớp 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Giải Sinh lớp 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người