13/01/2018, 10:19

Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (trang 29 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Trả lời: Lao động trẻ em thì chỉ cần trả lương thấp và chưa có ý thức chống lại chủ. (trang 29 sgk ...

Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác


(trang 29 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

Trả lời:

Lao động trẻ em thì chỉ cần trả lương thấp và chưa có ý thức chống lại chủ.

(trang 29 sgk Lịch Sử 8): – Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?

Trả lời:

Sự xuất hiện của máy móc trong xã hội tư bản không làm cải thiện đời sống công nhân, thậm chí nhờ đó mà bọn địa chủ tăng cường bóc lột nhân dân. Họ tưởng rằng chính máy móc làm họ khổ. Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc. Phong trào đập phá máy móc nổ ra mạnh mẽ trong thập niên XIX ở Anh, sau đó lan rộng sang các nước Đức, Pháp, Bỉ.

(trang 30 sgk Lịch Sử 8): – Trình bày các sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840.

Trả lời:

– Năm 1831, công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu". Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.

– Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-Iê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ.

– Phong trào Hiến chương ở Anh, từ năm 1836 đến năm 1847, có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.

– Các cuộc đấu tranh của công nhân ờ Pháp, Đức. Anh nêu trên tuy cuối cùng đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.

(trang 30 sgk Lịch Sử 8): – Nêu kết cục phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nửa đầu thế kỉ XIX.

Trả lời:

Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nghĩa đầu thế kỉ XIX đều chưa giành được thắng lợi nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.

(trang 31 sgk Lịch Sử 8): – Nêu những điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen.

Trả lời:

– Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

– Cùng có tư tưởng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bất công, xây dựng một xã hội bình đẳng.

– Tình bạn đẹp, cao cả và vĩ đại, được xây dựng trên cơ sở tình bạn, tình yêu chân chính, tinh thần vượt khó, giúp đỡ nhau để phục vụ sự nghiệp cách mạng mà hai ông theo đuổi.

– Nhận thức đước sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp vô sản và loài người khỏi ách áp bức bóc lột.

(trang 33 sgk Lịch Sử 8): – “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung chủ yếu của nó.

Trả lời:

– Hoàn cảnh ra đời:

+ Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen liên hệ với một tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là "Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế. Hai ông được ủy nhiệm soạn thảo cương lĩnh của Đồng minh.

+ Tháng 2 – 1848, cương lĩnh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn – Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

– Nội dung: Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và bốn chương, đã trình bày những vấn đề cơ bản về lí luận cách mạng:

+ Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của sản xuất và lịch sử của đấu tranh giai cấp.

+ Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội dựa trên chế độ tư hữu.

+ Sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

+ Giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản có sứ mệnh xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

(trang 33 sgk Lịch Sử 8): – Phong trào công nhân từ sau cách mạng 1848 – 1849 đến năm 1870 có nét gì nổi bật?

Trả lời:

Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình, Có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân vì có chung kẻ thù.

(trang 34 sgk Lịch Sử 8): – Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất.

Trả lời:

C.Mác đã chuẩn bị cho sự thành lập Quốc tế thứ nhất rồi đưa Quốc tế thứ nhất đấu tranh chống lại các tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết Đại hội hết sức đúng đắn (đòi ngày làm 8 tiếng, thành lập công đoàn..) tiến hành những hoạt động cụ thể (vận động vô sản quốc tế ủng hộ nhân dân Anh, Pháp bãi công đến thắng lợi. Mác không chỉ lãnh đạo mà còn có những đóng góp xuất sắc, giữ vững đường lối hoạt động của Quốc tế thứ nhất, kết hợp lí luận với thực tiễn.

=> C.Mác được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”.

Bài 1 (trang 34 sgk Lịch sử 8): Trình bày đôi nét về tiểu sử (hoặc giới hạn ở công lao, tình bạn) của C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

Lời giải:

– Các Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ờ thành phố Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng thông minh học giỏi. Năm 23 tuổi, đỗ Tiến sT Triết học. Năm 1843, bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng, Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Mác sớm kết luận rằng, giai cấp công nhân phải được vũ trang bằng lí luận cách mạng mới có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử là giải phóng loài người khỏi ách áp bức.

– Ăng-ghen sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men (Đức). Ông sớm nhận ra bản chất bóc lột, thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Cũng như Mác, Ăng-ghen sớm nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của tư sản, giải phóng mọi áp bức bất công.

Bài 2 (trang 34 sgk Lịch sử 8): Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế.

Lời giải:

Từ khi thành lập (1864) đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. Qua các kì đại hội được tổ chức hằng năm, Quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại những tư tưởng phi vô sản, chủ nghĩa cơ hội.

Từ khóa tìm kiếm:

  • soan su 8baj 4
  • lịch sử 8 bài 4 phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
  • mô tả hình 24 bài 4 lịch sử 8

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
  • Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  • Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
  • Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 10: Hoạt động của cơ
  • Phát biểu cảm nghĩ về truyện Lợn cưới, áo mới – Văn hay lớp 6
  • Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
  • Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
0