Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 28 phần 1: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 28 phần 1: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX (trang 143 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của vài tác giả cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trả lời: Bài thơ "Bánh trôi ...
Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 28 phần 1: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
(trang 143 sgk Lịch Sử 7): – Em hãy trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của vài tác giả cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
Trả lời:
Bài thơ "Bánh trôi nước"
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương)
(trang 143 sgk Lịch Sử 7): – Ở quê em có những điệu hát dân gian nào?
Trả lời:
– Hát quan họ Bắc Ninh
– Hát ca trù, ả đào, hát xẩm,….
(trang 144 sgk Lịch Sử 7): – Em có nhận xét gì về đề tài của tranh dân gian?
Trả lời:
– Các đề tài của tranh dân gian thường lấy cảm hứng từ bản chất lạc quan yêu đời của người bình dân Việt Nam, từ truyền thống hào hùng của dân tộc.
– Đề tài tranh dân gian vừa phản ánh cuộc sống đời thường muôn màu, muôn vẻ của nông dân, vừa thể hiện những nét đặc sắc độc đáo trong nghệ thuật, những bức tranh đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước.
Bài 1 (trang 145 sgk Lịch sử 7): Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc ta?
Lời giải:
– Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX đã nói lên ngôn ngữ chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện.
– Văn học dân tộc phát triển đạt đỉnh cao, với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng.
– Chứng tỏ đến cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX văn học chữ Nôm hơn hẳn văn học chữ Hán cả về số lượng và chất lượng.
Bài 2 (trang 145 sgk Lịch sử 7): Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc hơn các thế kỉ trước?
Lời giải:
Các loại hình nghệ thuật ở thời kì này có sự phát triển phong phú, mang nhiều nét mới so với các thế kỉ trước:
– Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
– Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lý lớp 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
- Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Văn hay lớp 10
- Ngày khai trường vào lớp Một để lại dấu ấn sâu đậm nhất – Văn hay lớp 7
- Giải Lý lớp 7 Bài 10: Nguồn âm
- Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 28 phần 2: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
- Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em – Văn hay lớp 9
- “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang không hay không, dân tộc …” – Văn hay lớp 8
- Tả chị gái yêu quý của em – Văn hay lớp 2