Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) (trang 106 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 29.1 (SGK trang 106), hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này? Trả ...
Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
(trang 106 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 29.1 (SGK trang 106), hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này?
Trả lời:
– So với cả nước (Năm 2001), cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng. Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên.
– Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này là do:
+ Có đất badan có tầng phong hóa, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
+ Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.
+ Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn: trong nước và ngoài nước.
(trang 106 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 29.2, xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên
Trả lời:
+ Cà phê: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
+ Cao su: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
+ Chè: Lâm Đồng, Gia Lai.
(trang 108 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên. Tại sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất?
Trả lời:
– Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên thời kì 1995 -2002 còn khiêm tốn, nhưng tốc độ gia táng của vùng khá lớn. Cả vùng Tây Nguyên tăng 2,8 lần, tỉnh Gia Lai tăng 3,1 lần, tỉnh Đắk Lắk tăng 2,8 lần. Kom Tum tăng 2 lần, Lâm Đồng tăng 2,7 lần.
– Nguyên nhân làm cho hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn đầu vùng về giá trị sản xuất công nghiệp.
– Đắk Lắk: có diện tích vây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, nhờ đó tỉnh này phát huy thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê; ngoài cà phê, còn trồng nhiều điều, hồ tiêu,…
– Lâm Đồng: có thế mạnh sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô tương đối lớn; cây cà phê cũng được trồng nhiều ở Lâm Đồng.
– Việc phát triển mạnh của ngành du lịch cũng là nguyên nhân kích cầu cho sự tiêu thụ nguồn sản phẩm nông nghiệp của hai tỉnh nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.
(trang 109 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 29.2 (SGK trang 109), tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%). Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên.
Trả lời:
– Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước:
+ Tây Nguyên: 1995: 100%; 2000: 158,3%; 2002: 191,7%
+ Cả nước: 1995: 100%; 2000: 191,8%; 2002: 252,5%
– Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (gần 0,9% năm 2002).
+ Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp có bước phát triển khá nhanh.
(trang 109 sgk Địa Lí 9): – Xác định trên hình 29.2 (SGK trang 107)vị trí của nhà máy thuỷ điện Y-a-ly trên sông Xê-xan. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên.
Trả lời:
– Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định nhà máy thủy điện Y – a – ly trên sông Xê Xan.
– Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện Y-a-li trên sông Xê-xan.
– Nhằm mục đích khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng.
– Tây Nguyên được lợi thế về nguồn năng lượng, nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, trồng cây lương thực và phục vụ sinh hoạt trong hoàn cảnh thiêu nước do mùa khô kéo dài.
– Thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng.
– Gián tiếp góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông chảy về các vùng lân cận, đảm bảo nguồn nước các nhà máy thuỷ điện của các vùng này, cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho dân cư trong lưu vực. Các nhà máy thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ (Bình Phước), Vĩnh Sơn (Bình Định), sông Hinh (Phú Yên), Đa Nhím (Ninh Thuận) và một số dự án thuỷ điện dự định triển khai ít nhiều đều sử dụng nguồn nước các sông từ Tây Nguyên.
(trang 111 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 29.2 (SGK trang 107),14.1 (SGK trang 52) hãy xác định:
– Vị trí của các thành phố: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
– Những quốc lộ nôi các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trả lời:
– Xác định các thành phố: Play – Ku, Buôn Ma Thuật, Đà Lạt trên hình 29.2
– Những quốc lộ nối các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
– Quốc lộ 19: Kom Tum – Quy Nhơn.
– Quốc lộ 26: Buôn Ma Thuột – biến Nha Trang.
– Quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh nối Plây Ku, Buôn Ma Thuột với TP. Hồ Chí Minh.
Bài 1: Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp?
Lời giải:
– Thuận lợi:
+ Đất: Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.
+ Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,..) khá thuận lợi.
+ Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên cạnh cây công nghiệp vào mùa khô.
+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.
– Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.
+ Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều,rất thiếu lao động.
+ Là vùng còn khó khăn của đất nước.
+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Bài 2: Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Lời giải:
Du lịch là thế mạnh của Tây Nguyên, vì Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
– Có nhiều phong cảnh đẹp: thác nước, hồ nước,..Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng.
– Có các di sản văn hóa (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới), lễ hội độc đáo, đa dạng sinh học.
Từ khóa tìm kiếm:
- bài tập địa lớp 9 bài 29
- địa lí 9 bài 29
- giải bài tập địa lí 9 bài 26 vùng duyên hải nam trung bộ tiếp
- giải bài tập địa lí 9 bài 29
- giải địa 9 bài 29
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
- Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Giải Sinh lớp 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- Giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602) (tiếp)
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 – 1939)