Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (trang 121 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 33.1 (SGK trang 121), hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước. Trả lời: – Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với ...
Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
(trang 121 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 33.1 (SGK trang 121), hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
Trả lời:
– Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước gia đoạn 1995 – 2002: tổng mức bán lẻ hàng hoá, số lượng hành khách vận chuyển, khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng giảm.
– Tuy nhiên, so với cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên của Đông Nam Bộ chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển.
(trang 121 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 14.2 (SGK trang 52), hãy cho biết từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
Trả lời:
Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông: đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
(trang 121 sgk Địa Lí 9): – Căn cứ vào hình 33.1 (SGK trang 114) và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Trả lời:
– Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, vì:
+ Vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.
+ Có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thuận lơi phát triển kinh tế – xã hội: đất bazan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt, biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, thềm lục địa giàu dầu khí,
+ Là vùng kinh tế năng động có trình độ cao
+ Lao động dồi dào, lành nghề, năng động trong nền kinh tế thị trường.
+ Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
+ Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP 59,3% năm 2002. nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ 6,2%, nhưng giữ vai trò quan trọng. Khu vực kinh tế dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng.
(trang 122 sgk Địa Lí 9): – Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?
Trả lời:
– Có vị trí địa lý thuận lợi (nằm ở vùng Đông Nam Bộ, giáp biển Đông, giáp Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam).
– Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại, có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất.
– Nhiều ngành kinh tế phát triển tạo ra khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu.
– Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
(trang 123 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 33.2 (SGK trang 122), hãy nhận xét vai trò của vùng kỉnh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
Trả lời:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 35,1% GDP cả nước, 56,6% GDP công nghiệp – xây dựng, 60,3% giá trị xuất khẩu. qua đó thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
Bài 1: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Lời giải:
– Có TP. Hồ Chí Minh là đầu môi giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.
– Dân số đông, mức sống người dân khá cao.
– Có nhiều đô thị lớn.
– Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
– Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng (bãi biển, vườn quốc gia,di tích văn háo – lịch sử). Hoạt động du lịch biển diễn ra sôi động quanh năm TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước.
Bài 2: Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp
Lời giải:
Tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp vì:
– Về vị trí địa lí: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía nam.
– Đông Nam Bộ có dân số đông, có thu nhập cao.
– Các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn, khu vui chơi giải trí), bãi biển đẹp; quanh năm ấm và chan hoà ánh sáng mặt trời; khách du lịch đông.
Bài 3: Dựa vào bảng 33.4 (SGK trang 123), hãy vẽ biểu dồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.
Lời giải:
– Vẽ biếu đồ:
+ Xử lý số liệu:
Tỉ trọng diện tích dân số GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 (%)
Diện tích | Dân số | GDP | |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 39,3 | 39,3 | 65,0 |
Ba vùng kinh tế trọng điểm | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
– Nhận xét:
+ Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị GDP.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.
Từ khóa tìm kiếm:
- lớp 9 bảng 33 1
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa – Văn hay lớp 6
- Thuyết minh về áo dài – Văn hay lớp 8
- Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
- Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á