Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ (trang 113 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ Trả lời: Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận, kéo dài theo chiều kinh tuyến. – Hệ ...
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
(trang 113 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ
Trả lời:
Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
– Hệ thống Coóc-di-e cao, đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
– Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
– Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc – tây nam.
(trang 113 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 36.1 và 36.2, xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên của hệ thông Coóc-đi-e.
Trả lời:
– Hệ thông Coóc-đi-e ở phía tây cao trung bình 3.000 – 4.000m.
– Các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e chạy đọc bờ phía tây của lục địa Bắc Mĩ.
(trang 114 sgk Địa Lí 7): – Dựa vào hình 36.3, cho biết kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?
Trả lời:
Kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ
(trang 115 sgk Địa Lí 7): – Quan sát các hình 36.2và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì?
Trả lời:
Khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kì có sự khác biết là vì:
– Phía tây kinh tuyến 100oT là hệ thông Coóc-đi-e cao, đồ sộ, có các dãy núi chạy theo hướng bắc – nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây – đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa.
– Phía đông kinh tuyến 100oT là miền đồng bằng trung tâm, dãy núi già A – pa – lát và đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng pử phía nam dễ dàng xâm nhập vào nội địa
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.
Lời giải:
Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.
– Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
– Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
– Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc — tây nam.
Câu 2: Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.
Lời giải:
-Theo chiều bắc xuống nam, Bắc Mĩ có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. (Quy luật địa đới)
– Tuy nhiên, khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: bờ tây lục địa, lục địa, bờ đông lục địa tùy theo vị trí gần hay xa đại dương (quy luật phi địa đới – chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao).
Từ khóa tìm kiếm:
- giải bài tập địa lí 7 bài 36
- giai bai tap dia 7 bai thien nhien bac mi
- giai bai tap dia li lop 7 bai 36
- Soạn bài Thiên nhiên Bắc Mĩ lời giải hay
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo)
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 56: Khu vực Bắc Âu