Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi (trang 75 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 23.2, nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân. Trả lời: – Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy ...
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 23: Môi trường vùng núi
(trang 75 sgk Địa Lí 7): – Quan sát hình 23.2, nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.
Trả lời:
– Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ:
+ Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 900m, rừng lá kim từ 900 – 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 – 3.000m, trên 3.000m là tuyết
+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.
– Nguyên nhân:
+ có các vành đai thực vật từ chân lên đỉnh núi là do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C).
+ ở sườn đón nắng, các vành đai thực vật nằm cao hơn ở sườn khuất nắng, vì khí hậu ấm áp hơn.
Câu 1: Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ?
Lời giải:
– Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao: các vành đai thực vật thay đổi giống như khi ta đi từ xích đạo về cực: rừng rậm nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.
– độ cao của vành đai thực vật khác nhau giữa hai sườn một ngọn núi: tùy thuộc vào sườn đón nắng hay sườn khuất nắng, tùy thuộc vào sườn đón gió hay sườn khuất gió.
+ Ở những sườn đón nắng, các vành đai thực vật cao hơn ở sườn khuất nắng.
+ Ở những sườn đón gió, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió.
Câu 2: Quan sát hình 23.3, nhận xét về sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa. Giải thích
Lời giải:
– Nhận xét:
+ ở đới nóng: có 6 vành đai thực vật: rừng rậm nhiệt đới, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu
+ ở đới lạnh có 5 vành đai thực vật: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu
– Giải thích: Tuy cùng độ cao, nhưng vùng núi ở đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn ở vùng núi đới lạnh, vì đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hòa không có.
Từ khóa tìm kiếm:
- huong dan lam bai tap dia 7 bai 23 moi truong vung nui
- soan dia 7bai 23
- dia li lop7 bai 23
- Đia li 7 bài 23
- giải bài tập địa lí lớp 7 bài 23 Môi trường vùng núi
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc
- Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
- Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh dào Pa-na-ma
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 60: Liên minh Châu Âu
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 56: Khu vực Bắc Âu