13/01/2018, 10:03

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (trang 28 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào hình 24, cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau? Trả lời: – Đường phân chia sáng tối (ST) ...

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa


(trang 28 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào hình 24, cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Trả lời:

– Đường phân chia sáng tối (ST) vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, còn đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) lại nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o33’.

– Vì vậy chúng không trùng nhau.

(trang 28 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 24, cho biết:

+ Vào ngày 22-6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

+ Vào ngày 22-12 (đông chí), ánh sáng mặt trời chiếu thằng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

Trả lời:

– Vào ngày 22 – 6 (hạ chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27’B. Vĩ tuyến là đường chí tuyến Bắc.

– Vào ngày 22 – 12 (đông chí), ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27’N. Vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Nam.

(trang 29 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào hình 25, cho biết:

+ Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A', B' ở nửa cầu Nam vào các nagyf 22-6 và 22-12

+ Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và 22-12 ở địa điểm C nằm trên đường Xích Đạo

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Trả lời:

– Vào ngày 22 – 6, tại các điểm A, B ở nửa cầu Bắc có ngày dài đêm và ngược lại tại các điểm tương ứng A, B ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn ngày. Vào ngày 22 – 12, tại các điểm A, B ở nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày và các địa điểm tương ứng A, B ở nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm.

– Điểm C nẳm trên đường xích đạo, trong ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12 có độ dài ngày đêm như nhau.

(trang 29 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào hình 25, cho biết:

+ Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66o33' Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33' Bắc và Nam là những đường gì?

+ Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

Trả lời:

– Vào ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12, tại điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc) có ngày dài suốt 24 giờ, trong khi đó ở điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Nam) có đêm dài suốt 24 giờ. Ngược lại, vào ngày 22 – 12, tại điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc) có đêm dài suốt 24 giờ và ở điểm D (ở vĩ tuyến 66o33’ Nam) có ngày dài suốt 24 giờ.Vĩ tuyến 66o33’ Bắc là đường vòng cực Bắc và vĩ tuyến 66o33’ Nam là đường vòng cực Nam.

– Vào ngày 22 – 6, ở điểm cực Bắc có ngày dài suôt 24 giờ; ở điêm cực Nam có đêm dài suốt 24 giờ. Ngược lại, vào ngày 22 – 12, ở điểm cực Bắc có đêm dài suốt 24 giờ; ở điểm cực Nam có ngày dài suốt 24 giờ.

Câu 1: Dựa vào hình 24, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn kahcs nhau trong các ngày 22-6 và 22-12?

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Lời giải:

– Vào ngày 22 – 6, nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau với trục Trái Đất (BN), nêu các địa điểm ở nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, các địa điểm ở nửa cầu Nam có đêm dài hơn ngày.

– Vào ngày 22 – 12, ở nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối (ST) không trùng với trục Trái Đất (BN), nên các địa điểm ở nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm, các địa điểm ở nửa cầu Bắc có đêm dài hơn ngày.

Câu 2: Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất?

Lời giải:

Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam vê phía Mặt trời. Do đường phân chia sáng tối (ST) không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm ngắn khác nhau thoe vĩ độ.

Câu 3: Dựa vào bảng sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

Lời giải:

Hiện tượng số ngày có ngày dài suốt 24 giờ tăng dần theo vĩ độ. Trong một năm, ở vĩ độ 66o33’, chỉ có 1 ngày là có ngày dài suốt 24 giờ; ở vĩ độ 80, có 134 ngày là có ngày dài suôt 24 giờ, ở cực, có 186 ngày dài suốt 24 giờ (6 tháng).

Từ khóa tìm kiếm:

  • giải vở bài tập địa lý lớp 6 bài 9
  • giải tập bản đồ lớp 6 bài 9
  • tập bản đồ Địa Lý 6 bài 9
  • giai vo bai tap dia ly 6 bai 9
  • giai bai tap dia li lop 6 bai 9

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa
  • Giải Toán lớp 4 Chia một tích cho một số
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo)
  • Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
  • Giải Toán lớp 4 Luyện tập chung trang 91
  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
0