Giải Sinh lớp 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
Giải Sinh lớp 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) Bài 1 (trang 71 sgk Sinh học 9): Trường hợp nào đúng khi nói về hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội: a) Đa bội hoá là hiện tượng đột biến số lượng ở tất cả các cặp NST, có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng ...
Giải Sinh lớp 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
Bài 1 (trang 71 sgk Sinh học 9): Trường hợp nào đúng khi nói về hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội:
a) Đa bội hoá là hiện tượng đột biến số lượng ở tất cả các cặp NST, có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là bội số của n (3n, 4n, 5n…).
b) Cơ thể mang các tế bào có bộ NST là bội số của n được gọi là thể đa bội.
c) Thể đa bội chỉ xuất hiện trong tự nhiên, không có ở các vật nuôi, cây trồng.
d) Thể đa bội có khả năng làm tăng đồng hoá, làm kích thước biến đổi và tăng sức chống chịu của sinh vật đối với điều kiện bất lợi.
Lời giải:
Đáp án: a, b, d.
Bài 2 (trang 71 sgk Sinh học 9): Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường như thế nào?
Lời giải:
Dưới tác động của các tác nhân vật lí hay hoá chất vào tế bào lúc nguyên phân hoặc giảm phân, hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể có thể gây ra dự phân li của các cặp NST trong quá trình phân bào. Ở hình 24.5 (a) sự hình thành thể tứ bội do rối loạn trong nguyên phân, đó là sự tự nhân đôi của từng NST nhưng không xảy ra phân bào làm số lượng NST trong tế bào tăng gấp đôi. Còn ở hình 24.5 (b) hình thành theer tứ bội do rối loạn trong giảm phân làm sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và phối hợp giữa chngs trong thụ tinh đã dẫn tới hình thành các thể đa bội.
Bài 3 (trang 71 sgk Sinh học 9): Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường hay qua những dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?
Lời giải:
Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu kích thước tế bào, cơ quan của cây tặng, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường không thuận lợi. Ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như việc tăng kích thước thân, cành cây lấy gỗ, tăng sản lượng gỗ cây rừng. Tăng kích thước thân, lá, củ đối với cây rau, ăn củ. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt để chọn được giống có năng suất cao và sức chống chịu tốt với mọi điều kiện bất lợi của môi trường.
Từ khóa tìm kiếm:
- đột biến nhiễm sắc thể tiếp theo
- giải bài tập sinh học 9 bai 24
- giải bài tập đột biến nst tiếp theo
- đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( tiếp theo)
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Giải Sinh lớp 9 Bài 9: Nguyên phân
- Giải Sinh lớp 10 Bài 17: Quang hợp
- Giải Sinh lớp 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 6 Bài 50: Vi khuẩn( tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển