Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất (trang 81 sgk Địa Lí 6): – Hãy quan sát các hình 67, 68 và cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy? ...
Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
(trang 81 sgk Địa Lí 6): – Hãy quan sát các hình 67, 68 và cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?
Trả lời:
– Quan sát hình 67 (rừng mưa nhiệt đới), ta thấy: rừng rậm với nhiều loài cây chen chúc, mọc thành nhiều tầng. Nguyên nhân là do có khí hậu nóng, ẩm quanh năm.
– Quan sát hình 67 (hoang mạc nhiệt đới), ta thấy: thực vật cằn cỗi, thưa thớt, lác đác chỉ có một vài cây xương rồng và những bụi cỏ gai. Nguyên nhân là do tính chất khí hậu vô cùng khô hạn.
(trang 81 sgk Địa Lí 6): – Hãy quan sát hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?
Trả lời:
– Hình 69 (Đài nguyên): tuần lộc, chim, gấu, thỏ…
– Hình 70 (đồng cỏ nhiệt đới): voi, sư tử, hươu cao cổ, chim…
– Do đặc điểm khí hậu của hai miền khác nhau nên các loại động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau.
(trang 82 sgk Địa Lí 6): – Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.
Trả lời:
– Một số động vật ngủ đông là: gấu bắc cực, chuột, sóc…
– Một số động vật di cư: chim én, vịt trời, ngỗng xám, thiên nga…
(trang 82 sgk Địa Lí 6): – Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật.
Trả lời:
Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Nếu thực vật ở mỗi miền ít dần đi thì động vật ăn cỏ và ăn thịt cũng ít đi.
(trang 82 sgk Địa Lí 6): – Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong?
Trả lời:
Vì khi rừng bị phá thì động vật mất đi nguồn thức ăn và nơi cư trú.
Câu 1: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
Lời giải:
– Khí hậu: có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật. Tùy theo đặc điểm khí hậu của mỗi nơi, mà có các loài thực vật khác nhau; khí hậu quyết định đến sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật.
– Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật: các động vật ở miền có khí hậu lạnh khác với các loài động vật ở miền có khí hậu nóng.
Câu 2: 2. Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?
Lời giải:
Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật, bởi vì thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là về nguồn thức ăn và nơi cư trú. Mức độ tập trung thực vật (phong phú hay nghèo nàn) ở một nơi nào đó quyết định số lượng các loài động vật ăn cỏ và số lượng các loài động vật ăn cỏ quyết định số lượng ăn thịt.
Câu 3: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?
Lời giải:
– Ảnh hưởng tích cực: Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Ẩu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.
– Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lý 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 12 phần 1: Đời sống kinh tế, văn hóa
- Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
- Giải Toán lớp 8 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
- Giải toán lớp 10 Ôn tập chương 6 (Câu hỏi – Bài tập)
- Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lụa địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất
- Giải Lý lớp 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Giải Hóa lớp 8 bài 2: Chất