13/01/2018, 10:08

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất (trang 42 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 34, hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tuơng đối (1), (2) của núi như thế nào. Trả lời: – Độ cao tuyêt đối của núi ...

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất


(trang 42 sgk Địa Lí 6):Quan sát hình 34, hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tuơng đối (1), (2) của núi như thế nào.

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Trả lời:

– Độ cao tuyêt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến ngang mực trung bình của nước biển.

– Độ cao tuyêt đối của núi là khoảng cách theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến chỗ thấp nhất của chân núi.

(trang 43 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 35, cho biết: Các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Trả lời:

– Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

– Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

(trang 44 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em nhìn thấy trong hang động.

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Trả lời:

Trên hình 38 (hang động), cho thấy: có những khối thạch nhũ với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.

Câu 1: Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.

Lời giải:

– Độ cao tuyệt đối: là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ một điểm (đỉnh núi, đồi) đến một điểm nằm ngang mực trung bình của nước biển.

– Độ cao tương đối: là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ một điểm (đỉnh núi, đồi) đến chỗ thấp nhất của chân núi.

Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại núi theo độ cao.

Lời giải:

Căn cứ vào độ cao, người ta thường phân thành 3 loại núi:

– Núi thấp: dưới 1.000m.

– Núi trung bình: từ 1.000m đến 2.000m.

– Núi cao: từ 2.000m trở lên.

Câu 3: Núi già và núi trẻ kahcs nhau ở những điểm nào?

Lời giải:

– Về thời gian hình thành (tuổi):

+ Núi già: được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đã trải qua các quá trình bao mòn

+ Núi trẻ: mới được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm.

– Hình dạng và độ cao:

+ Núi già thường thấp, có hình dạng mềm mại với đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

+ Núi trẻ thường cao hoặc rất cao, có hình dạng lởm chởm, với đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

Câu 4: Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?

Lời giải:

– Địa hình núi đá vôi được gọi là địa hình cácxtơ. Các ngọn núi thường lởm chởm, sắc nhọn.

– Có nhiểu hang động hẹp, hấp dẫn khách du lịch.

Từ khóa tìm kiếm:

  • bài dia li lop 6
  • giai dia li lop6 bai 13

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo)
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 30: Kinh tế châu Phi
0