13/01/2018, 10:08

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất (trang 31 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào hình 26 và bảng 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất. Trả lời: – Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ...

Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất


(trang 31 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào hình 26 và bảng 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Trả lời:

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

– Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC.

+ Lớp trung gian (bao Manti): độ dày gần 3.000 km; vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1.500oC đến 4.700oC.

+ Lõi Trái Đất: độ dày trên 3.000 km; vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000oC.

(trang 33 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào hình 27, hãy nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất. Đó là những địa mảng nào?

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Trả lời

– Lớp vỏ Trái Đất có 7 địa mảng chính

– Đó là các địa mảng: mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Á – Âu, mảng Phi, mảng Ấn Độ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực.

(trang 33 sgk Địa Lí 6): – Hãy quan sát hình 27 và chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng.

Trả lời:

Những chỗ tiếp xúc các địa mảng được biểu hiện bẳng các kí hiệu đường màu đỏ (hai mảng xô vào nhau) và đường màu đen có nét gạch (hai mảng tách xa nhau.)

Câu 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp.

Lời giải:

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

– Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC.

+ Lớp trung gian (bao Manti): độ dày gần 3.000 km; vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1.500oC đến 4.700oC.

+ Lõi Trái Đất: độ dày trên 3.000 km; vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000oC.

Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

Lời giải:

– Đặc điềm: Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp này chiếm 1 % thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

– Vai trò: Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước,… sinh vật và nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

Câu 3: Hãy dùng compa vẽ mặt cắt bổ đôi của Trái Đất và điền tên: lõi, lớp trung gian, lớp vỏ (dùng compa vẽ hai vòng tròn đồng tâm: vòng đầu có bán kính 2cm, tượng trưng cho lõi Trái Đất: vòng sau có bán kính 4cm, tượng trưng cho cả lõi và lớp trung gian. Lớp vỏ Trái Đất, vì rất mỏng, nên chỉ cần tô đậm vành ngoài của vòng tròn có bán kính 4cm).

Lời giải:

Giải bài tập Địa lý lớp 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

Từ khóa tìm kiếm:

  • giai bai tap dia li lop 6 bai 10
  • dua hinh 3 em hay an xet ve su chieu day
  • địa lý10 bài 6 giải bài tập
  • dia li lop 6
  • dia li lop 6 bai 10

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 17: Lớp vỏ khí
  • Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
  • Giải Toán lớp 6 bài Ôn tập phần hình học tập 1
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
  • Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 16: Thân to ra do đâu?
0