Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi Trang 29 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 6 (SGK), hãy nêu nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam. Trả lời: Quan sát hình 6, có thể thấy được địa hình nước ta có 3 đặc điểm chủ yếu: Địa hình đồi núi chiếm ...
Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Trang 29 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 6 (SGK), hãy nêu nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam.
Trả lời:
Quan sát hình 6, có thể thấy được địa hình nước ta có 3 đặc điểm chủ yếu:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hướng núi: tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
- Địa hình rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
Trang 30 sgk Địa Lí 12: Quan sát hình 6, xác định các cánh cung và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng (Đông Bắc).
Trả lời:
– Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
– Độ cao địa hình của vùng:
- Phần lớn là địa hình núi thấp.
- Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy.
- Các khối núi đá vôi đồ sộ cao trên 1.000 nằm ở biên giới Việt – Trung.
- Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m.
- Về phía biển, độ cao còn khoảng 100m.
Trang 30 sgk Địa Lí 12: Hãy xác định trên hình 6 các dãy núi lớn của vùng Tây Bắc
Trả lời:
Các dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn, dãy sông Mã (từ Khoan La San đến sông Cả).
Trang 30 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 6, nhận xét về độ cao và hướng dãy núi giữa Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.
Trả lời:
– Độ cao: Trường Sơn Bắc có núi thấp hơn Trường Sơn Nam. Núi ở Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình, núi ở Trường Sơn Nam có những đỉnh cao trên 2000m.
– Hướng: Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc – đông nam, Trường Sơn Nam có hướng vòng cung, quay bề lồi ra biển (các khối núi và dãy núi tiếp nhau hướng tây bắc – đông nam, bắc – nam, đông bắc – tây nam).
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
Lời giải:
Ba đặc điểm:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đổi núi thấp.
- Hướng núi: tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
- Địa hình rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
Câu 2: Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Lời giải:
a, Vùng núi Đông Bắc
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
+ Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
+ Địa hình theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Các khối núi đá vôi đổ sộ cao trên 1.000m nằm ở biên giới Việt – Trung. Trung tâm là vùng đổi núi thấp 500 – 600m. Về phía biển, độ cao còn khoảng 100m.
b, Vùng núi Tây Bắc
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
+ Có địa hình cao nhất nước ta.
+ Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam (Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi).
Câu 3: Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào?
Lời giải:
– Vùng núi Trường Sơn Bắc: gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạn giữa.
– Vùng núi Nam Trường Sơn: gồm các khối núi và các cao nguyên (khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, dốc về phía đông; các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500 – 800 – 1.000m).
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
- Giải bài tập Địa lý lớp 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
- Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 24: Biển và đại dương
- Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925