23/04/2018, 22:38

Giải bài C7, C8, C9, C10, C11, C12 trang 34 Sách giáo khoa Vật lí 8

Câu 7 - trang 34 SGK vật lý 8 Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân(hg) là 136 000 N/m 3 . Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí quyển. Giải: Áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 c m tác dụng lên B được tính theo công thức: p = h.d = 0,76.136000 ...

Câu 7 - trang 34 SGK vật lý 8

 Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân(hg) là 136 000 N/m3. Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí quyển.

Giải:

Áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 c m tác dụng lên B được tính theo  công thức: p = h.d = 0,76.136000 = 103360 N/M2.


Câu 8 - trang 34 SGK vật lý 8

Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.

Giải

Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giây từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.



Câu 9 - trang 34 SGK vật lý 8

Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Giải

+) Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được ; bẻ hai đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng.

Nguyên nhân là vì khi bẻ một đầu thì áp suất khí quyển cân bằng với áp suất của nước thuốc trong ống nên thuốc không chảy ra.

+) Tác dụng của ống nhỏ giọt, tác dụng của lỗ nhỏ trên nắp ấm trà …


Câu10 - trang 34 SGK vật lý 8

 Nồi áp suất khí quyển bằng 76cmhg có nghĩa là thế nào ? Tính áp suất này ra N/m2.

Giải:

Nồi áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao  76 cm.

Tính áp suất này ra N/m2( xem C7). 


Câu 11 - trang 34 SGK vật lý 8

Trong thí nghiệm Tô re xe li, giả sử không dung thùy ngân mà dùng cột nước thì nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô ri xe li phải dài ít nhất là bao nhiêu?.

Giải:

Trong thí nghiệm của Tô ri xe li, giải sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì chiều cao của cột nước tính như sau:

P= h.d  => h=p/d =10,336m.

P là áp suất khí quyển tính ra N/m2

d là trọng lượng riêng của nước.

Như vậy ống Tô ri xe li ít nhất dài 10,336 m. 


Câu 12 - trang 34 SGK vật lý 8

Tại sao không thể đo trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h.?

giải

Không thể tính trức tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = h.d vì độ cao của lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.

Zaidap.com

0