22/02/2018, 11:49

Giải bài C1,C2, C3,C4, C5,C6,C7 trang 22, 23 SGK Lý 7: Gương cầu lõm

Tóm tắt kiến thức trọng tâm và Giải bài C1, C2 trang 22 ; bài C3, C4, C5, C6, C7 trang 23 SGK Lý 7: Gương cầu lõm – Chương 1. A. Lý thuyết về gương cầu lõm Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật – Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một ...

Tóm tắt kiến thức trọng tâm và Giải bài C1, C2 trang 22; bài C3, C4, C5, C6, C7 trang 23 SGK Lý 7: Gương cầu lõm – Chương 1.

A. Lý thuyết về gương cầu lõm

Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

– Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật Lý 7 gương cầu lõm trang 22, 23.

Bài C1. (SGK Lý 7 trang 22)

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì ? So với cây nến thì ảnh của nó lớn hơn hay nhỏ hơn ?

Giải bài C1:

Ảnh của cây nến là ảnh ảo, lớn hơn cây nến.


Bài C2. (SGK Lý 7 trang 22)

Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô ta cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.

Giải bài C2:

Cách bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng, cách gương phẳng và gương cầu lõm một khoảng bằng nhau.

Kết luận:

Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.


Bài C3. (SGK Lý 7 trang 23)

Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì ?

Kết luận

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ…. tại một điểm ở trước gương.

Giải bài C3:

Kết luận:

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.


Bài C4. (SGK Lý 7 trang 23)

Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vât. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên.

Giải bài C4:

Chùm sáng từ mặt trời tới gương coi như chùm tia tới song song có nhiệt năng lớn.

Mặt Trời ở rất xa ta nên chùm sáng từ mặt trời tới gương coi như chùm tia tới song song, cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở phía trước gương. Ánh sáng Mặt Trời có nhiệt năng lớn cho nên vật để ở chỗ ánh sáng hội tự sẽ nóng lên.


Bài C5. (SGK Lý 7 trang 23)

Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chum phản xạ là một chùm sang song song

Kết luận:

Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia…. song song

Giải bài C5:

Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song


Bài C6. (SGK Lý 7 trang 23)

Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu xạ.

Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ ?

Giải bài C6:

Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp ta sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song ánh sáng sẽ truyền đi được xa không bị phân tán mà vẫn sáng rõ.


Bài C7. (SGK Lý 7 trang 23)

Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương ?

Giải bài C7:

Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn pin phát ra thì ta phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương.

Bài tiếp: Giải bài Tổng kết chương 1 lý lớp 7 Quang học

0