23/04/2018, 22:38

Giải bài 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 trang 62, 63 Sách giáo khoa Vật lí 8

Bài 9 trang 62 SGK Vật lí 8 Hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính: Tùy theo từng học sinh. - Khi xe đột ngột chuyển động, hành khách ngả người về phía sau. - Người đang chạy vướng phải dây chắn thì ngã nhào về phía trước. Bài 10 trang 62 SGK Vật lí 8 Tác dụng của áp lực phụ thuộc ...

Bài 9 trang 62 SGK Vật lí 8

Hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính: Tùy theo từng học sinh.

- Khi xe đột ngột chuyển động, hành khách ngả người về phía sau.

- Người đang chạy vướng phải dây chắn thì ngã nhào về phía trước.


Bài 10 trang 62 SGK Vật lí 8

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: Độ lớn của lực tác dụng lên vật và diện tích bề mặt tiếp xúc với vật.

- Công thức tính áp suất p = F/S ( F độ lớn của lực, S diện tích mặt tiếp xúc)

Đơn vị áp suất: 1 Pa = 1 N/m2


Bài 11 trang 62 SGK Vật lí 8

Một vật nhúng vào trong chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét có:

- Điểm đặt trên vật

- Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên

- Độ lớn bằng trọng lượng khối bị vật chiếm chỗ.

F = Vd ( V thể tích khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ, d trọng lượng riêng của chất lỏng)


Bài 12 trang 62 SGK Vật lí 8

Điều kiện để một vật nhúng trong chất lỏng bị: 

- Chìm xuống khi trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét, hay trọng lượng riêng của vật lớn hơn tọng lượng riêng của chất lỏng (P> FA hay d1>d2), với d1 là trọng lượng riêng của vật, d2 là trọng lượng riêng của chất lỏng.

- Cân bằng "lơ lửng" khi trọng lượng của vật cân bằng với lực đẩy Ác-si-mét, hay trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.

P = FA hay d1>d2.

- Nổi lên trên bề mặt chất lỏng khi trọng lượng riêng của vật nhỏ so với trọng lượng riêng của chất lỏng (d1>d2)


Bài 13 trang 62 SGK Vật lí 8

Công thức học được sinh ra khi có lực tác dụng lên vật đó làm vật chuyển đổi.


Bài 14 trang 62 SGK Vật lí 8

Viết biểu thức tính công cơ học: A = F.s (F là độ lớn lực tác dụng, s là độ dài quãng đường chuyển động theo phương của lực).

Đơn vị công là Jun (J), 1J = 1 N.1m


Bài 16 trang 63 SGK Vật lí 8

Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hoặc một máy trong cùng một đơn vị thời gian (trong 1 giây)

P = A/t (P công suất, A thực hiện công, t là thời gian thực hiện công)

Công suất của chiếc quạt là 35w nghĩa là trong 1s quạt thực hiện công bằng 35J. 


Bài 17 trang 63 SGK Vật lí 8

Sự bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

Ví dụ:
- Nước rơi từ đỉnh thác xuống chân thác thì có sự chuyển hóa từ thế năng của khối nước sang động năng của dòng nước.

- Viên đạn ra khỏi nòng súng có động năng, khi chuyển động lên cao vận tốc giảm dần, động năng giảm. Cho tới khi lên cao nhất (v = 0) thì động năng chuyển hóa hoàn toàn bằng thế năng.


Bài 15 trang 63 SGK Vật lí 8

Định luật về công: Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Zaidap.com

0