Bài 7: Đoàn kết, tương trợ - SBT

Bài 1 trang 25 Sách bài tập (SBT) GDCD 7 Bài tập 1: Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ ? Trả lời Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. Bài 2 trang 25 Sách bài tập (SBT) GDCD 7 Bài tập ...

Bài 1 trang 25 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ ?

Trả lời

  Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. 


Bài 2 trang 25 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ và một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.

Trả lời

Một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ :

+ Quan tâm giúp đỡ bạn tiến bộ

+ Gần gũi, yêu mến với tất cả các bạn

 + Học tập vui chơi với các bạn một cách thoải mái không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo.

Một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ:

+ Chia bè chia phái

+ Chỉ với với những bạn học giỏi, còn bạn học dốt thì không chơi

+ C


Bài 3 trang 25 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 3: Theo em, vì sao chúng ta phải đoàn kết, tương trợ ?

Trả lời

Vì trong cuộc sống, học tập, lao động, vui chơi giải trí…, con người luôn có các mối quan hệ với nhau. Đoàn kết, tương trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung. 


Bài 4 trang 25 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 4: Em hãy nhận xét việc thực hiện đoàn kết, tương trợ của bản thân và các bạn.

Trả lời

Việc thực hiện đoàn kết, tương trợ của bản thân và các bạn trong lớp em được thực hiện khá tốt: Trong lớp các bạn giúp đỡ nhau học tập, bạn nào giỏi chỉ bảo,hướng dẫn cho bạn chưa biết. Các hoạt động đoàn trường tổ chức, lớp em đều tham gia nhiệt tình và các bạn trong lớp cũng rất đoàn kết với nhau.


Bài 5,6,7,8 trang 26 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đoàn kết, tương trợ ?

A. Sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi việc, kể cả những việc sai trái.

B. Chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình

CHọc tập, vui chơi với các bạn một cách thân ái, hoà thuận.

D. Chơi với nhau thành từng nhóm, ganh đua với các nhóm khác.

 Bài tập 6. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai ?

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác.

B. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.

c. Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.

D. Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.

 Bài tập 7: Em tán thành việc làm nào dưới đây?

A. Nam chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình.

B. Hoa luôn giúp đỡ, kèm cặp các bạn học kém trong lớp.

C. Hưng hay rủ rê, lôi kéo một số bạn trong lớp để ủng hộ việc làm của Hưng

D. Bình không chơi với các bạn nữ vì cho là các bạn nữ hay nói nhiều.

Bài tập 8: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự đoàn kết ?

A. Vơ đũa cả nắm.

B. Lòng vả cũng như lòng sung.

c. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Cây ngay không sợ chết đứng

Trả lời 

Câu

Đáp án

Câu 5

C

Câu 6

Đúng: B, C, D

Sai: D

Câu 7

 B

Câu 8

C


Bài 9 trang 26 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 9: Sáng nay cô giáo sẽ trả bài kiểm tra Toán. Sơn thầm nghĩ, chắc bài kiểm tra của mình và Đại tốt lắm đây vì hôm đó hai đứa cùng nhau "góp sức" để làm bài kiểm tra mà. Đúng là "hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu". Sơn tự hào, sung sướng mỉm cười.

Câu hỏi :

Theo em hành động của hai bạn Sơn và Đại có phải là thế hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ không ? Vì sao?

Trả lời

 

Hành động của hai bạn không phải là đoàn kết, tương trợ mà vi phạm quy chế, kỉ luật học tập.


Bài 10 trang 26 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 10: Nhà Quang nghèo, trên Quang lại có chị gái nên Quang hay phải mặc quần áo cũ của chịMột số bạn trêu chọc, giễu Quang là "đồ đàn bà". Quang ức lắm

Trưa nay trên đường đi học về, lại bị các bạn ấy trêu chọc, Quang nổi khùng, xông vào đánh một bạn bị chảy máu mũi. Trước sự việc đó, có bạn cho rằng Quang đánh là đúng, có bạn lại phản đối, cho rằng Quang quá đáng.

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

2/Em sẽ góp ý thế nào cho Quang và cho các bạn hay trêu Quang ?

Trả lời

1/ Hành vi của Quang và các bạn trêu Quang đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn trêu Quang là không nên trêu bạn ấy nữa và giải thích cho các bạn hoàn cảnh của Quang và để các bạn đoàn kết tương trợ nhau cùng tiến bộ trong học tập.


Bài 11 trang 27 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 11: Trong lớp, một bạn ngồi trước mặt Lan hay nói chuyện và đùa nghịch làm Lan không học được. Lan nhắc thì bạn ấy vênh mặt nói : "Việc gì đến mày !". Lan tức quá, cầm thước kẻ quật vào đầu bạn. Thế là hai bạn đánh nhau và bị cô giáo cảnh cáo.

Câu hỏi :

1/Em hãy nhận xét hành vi của hai bạn trong tình huống trên.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn như thế nào ?

Trả lời

 

1/ Hành vi của Lan và bạn trêu Lan đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.

2/ Em sẽ khuyên hai bạn nên cùng giúp nhau học tập, không nên đánh nhau, cùng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ


Bài 12 trang 27 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 12: Sắp đến sinh nhật Ánh, Ánh có thư mời tất cả các bạn cùng lớp đến dự. Riêng Hiền không có thư mời, Hiền buồn lắm. Có bạn hỏi vì sao không mời Hiền, Ánh trả lời : "Nhà nó nghèo lắm, có mời nó cũng không đến được nên tớ không mời !".

Câu hỏi : Em có tán thành việc làm của Ánh không ? Vì sao ?

Trả lời

Không tán thành việc làm của Ánh vì đó là sự phân biệt đối xử giữa bạn bè, mầm mống gây mất đoàn kết.



Bài 13 trang 27 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 13: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ?

1/ Trong lớp em có một bạn học giỏi nhưng kiêu căng, coi thường bạn bè, không chịu giúp các bạn học yếu.

2/ Có hai bạn ngồi cùng bàn, cứ đến giờ kiểm tra là bàn bạc, làm chung bài hoặc nhìn bài của nhau.

3/ Trong lớp em có một bạn nhà rất nghèo, không có đủ điều kiện học tập.

Trả lời

 

Đối với tình huống 1 và 2 nêu trên ta nên góp ý để bạn thấy thiếu sót và khắc phục.

Tinh huống 3 : Bản thân em giúp đỡ bạn những gì có thể giúp được, đồng thòi vận động các bạn khác trong lớp cùng chung tay giúp đỡ bạn.


Bài 14 trang 27 Sách bài tập (SBT) GDCD 7

Bài tập 14: Hãy kể một việc làm tốt tiêu biểu của em thể hiện sự đoàn kết, tương trợ đối với bạn bè và những người xung quanh.

Trả lời

Các em có thể kể một số việc làm tốt như

+ Giúp đỡ các bạn học kém hơn mình: tận tình chỉ bảo chỗ nào các bạn thắc mắc

+Tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội

+ Giúp đỡ người già khi sang đường, giúp đỡ trẻ nhỏ.


Tinh đoàn kết, giúp đỡ nhau của dân làng hai bản thể hiện như thế nào ?

Trả lời:

 Thôn 49B (xã Đắc Pring, Nam Giang, Quảng Nam) và bản Đắc Tà Ooc thuộc huyện Đắc Chưng (Lào) nằm giáp biên với nhau và từ lâu, đồng bào hai bên vốn có mối quan hệ khăng khít. Hai xóm thuộc hai tỉnh, hai quốc gia khác nhau nhưng từ bao đời nay, họ sống thân thiết, gắn bó như ruột thịt.


Tinh đoàn kết đó đã đem lại kết quả gì ?

Trả lời

Tinh đoàn kết gắn bó giữa người dân hai địa phương đã góp phần xây dựng cuộc sống mới ở bản làng này, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Hai bản Thôn 49B (xã Đắc Pring, Nam Giang, Quảng Nam) và bản Đắc Tà Ooc thuộc huyện Đắc Chưng (Lào) đoàn kết tương trợ nhau trong cuộc sống, đoàn kết, họ đã biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở nhau cùng làm ăn phát triển kinh tế.


Em suy nghĩ thế nào về tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay ?

Trả lời

 Là một học sinh, thì tinh thần đoàn kết trong học tập, trong các hoạt động đoàn thể là rất cần thiết. Tinh thần đoàn kết giúp mọi người gắn kết được với nhau, hoàn thành bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các bạn có tinh thần đoàn kết sẽ làm bài tập nhanh hơn, cùng nhau cố gắng trong học tập, các hoạt động thể thao, tăng thành tích học tập, gắn kết tình cảm giữa mọi người trong lớp. Tinh thần đoàn kết sẽ giúp lớp học sôi nổi, hoạt động văn hóa thể thao mạnh, là một liên đội vững mạnh.

Zaidap.com

0