22/02/2018, 11:47

Giải bài 65,66,67 trang 34 SGK Toán 7 tập 1: Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô…

Tóm tắt kiến thức và Giải bài 65,66,67 trang 34 SGK Toán 7 tập 1 : Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn. A. Tóm tắt kiến thức Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn 1. Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn – Nếu một phân số tối giản ...

Tóm tắt kiến thức và Giải bài 65,66,67 trang 34 SGK Toán 7 tập 1: Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn.

A. Tóm tắt kiến thức Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn

1. Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn

– Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn

– Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn

2. Chú ý:

– Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn

– Ngược lại, mỗi số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ.

Xem lại giải bài tập SGK: Luyện tập tính chất của dãy tỉ số bằng nhau

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 34 Toán Đại số 7 tập 1

Bài 65 (SGK trang 34 Đại số 7)

Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó 3/8; -7/5; 13/20; -13/125

Đáp án và Hướng dẫn giải bài 65:

Các phân số đã cho có mẫu dương và các mẫu đó lần lượt là 8 = 23, 5, 20 = 22.5, 125 = 53 đều không chứa thừa số nguyên tố nào khác 2 và 5 nên chúng được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

3/8 = 0,375  ; 7/5 = -1,4;  13/20 = 0,65 ; 13/125 = -0,104


Bài 66 (SGK trang 34 Đại số 7)

Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó.

1/6;       5/11;         4/9 ;        7/18

Đáp án và Hướng dẫn giải bài 66:
Các phân số đã cho có mẫu dương và các mẫu đó lần lượt là 6=2.3, 11=1.11, 9=3.3, 18 = 2.32 đều có chứa thừa số nguyên tố khác 2 và 5 nên chúng được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn

Ta được: 1/6 = 0,1(6); -5/11 =-0,(45); 9/4 =0, (4); -7/18 = -0,3(8)


Bài 67 (SGK trang 34 Đại số 7)

Cho  A =3/2.?

Hãy điền vào dấu hỏi chấm một số nguyên tố có một chữ số để A viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Có thể điền mấy số như vậy?

Đáp án và Hướng dẫn giải bài 67:

Các số nguyên tố có một chữ số là : 2, 3, 5, 7

Điền vào dấu hỏi chấm ta được bai67Trong các phân số trên, các phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn là: bai67_1Vậy có thể điền ba số: 2, 3, 5

Tiếp theo: Luyện tập số thập phân hữu hạn và vô hạn tuần hoàn.

0