09/05/2018, 07:22

Giải bài 59 trang 102 SGK Đại Số 10 nâng cao

Chương 3: Phương trình và hệ phương trình Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 3 Bài 59 (trang 102 sgk Đại Số 10 nâng cao): Cho các phương trình: x 2 + 3x - m + 1 = 0 (1) và 2x 2 - x + 1 - 2p = 0 (2) a) Biện luận số nghiệm của mỗi phương trình bằng đồ thị. b) Kiểm tra lại kết ...

Chương 3: Phương trình và hệ phương trình

Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 3

Bài 59 (trang 102 sgk Đại Số 10 nâng cao): Cho các phương trình:

x2 + 3x - m + 1 = 0 (1) và 2x2 - x + 1 - 2p = 0 (2)

a) Biện luận số nghiệm của mỗi phương trình bằng đồ thị.

b) Kiểm tra lại kết quả trên bằng phép tính.

Lời giải:

a) • (1) x2 + 3x + 1 = m. Từ đây ta suy ra, số nghiệm của (1) chính là số giao điểm của Parabol y = x2 + 3x + 1 và đường thẳng y = m (là đường thẳng song song hoặc trùng trục hoành, cắt Oy tại điểm (0; m)).

Đồ thị của hàm số y = x2 + 3x + 1 ở hình vẽ dưới đây

Giải Toán 10 nâng cao | Giải bài tập Toán lớp 10 nâng cao

Từ đồ thị ta có :

- Nếu m < -11/4 thì (1) vô nghiệm

- Nếu m = -11/4 thì (1) có nghiệm kép x = -3/2

- Nếu m > -11/4 thì (1) có hai nghiệm phân biệt

(2)⇔ 2x2 – x + 1 = 2p. Từ đây suy ra số nghiệm của (2) chính là số giao điểm của parabol y = 2x2 – x + 1 và đường thẳng y = 2p ( là đường thẳng song song hoặc trùng Ox, cắt Oy tại điểm (0; 2p))

Đồ thị của hàm số y = 2x2 – x + 1 được cho ở hình dưới đây

Giải Toán 10 nâng cao | Giải bài tập Toán lớp 10 nâng cao

- Nếu 2p < 7/8 ⇔ p < 7/16 thì (2) vô nghiệm

- Nếu 2p = 7/8 ⇔ p = 7/16 thì (2) có nghiệm kép x = ¼

- Nếu 2p > 7/8 ⇔ p > 7/16 thì (2) có hai nghiệm phân biệt

b)

- Xét phương trình (1) có : Δ1 = 9 + 4m – 4 = 4m + 5

- Nếu 4m + 5 < 0 ⇔ m < -5/4 = -11/4 thì (1) vô nghiệm

- Nếu 4m + 5 = 0 ⇔ m = -11/4 thì (1) có nghiệm kép

- Nếu 4m + 5 > 0 ⇔ m > -11/4 thì (1) có hai nghiệm phân biệt

Rõ ràng kết quả biện luận bằng đồ thị số nghiệm của (1) và kết quả biện luận số nghiệm của (1) bằng phép tính là như nhau.

- Xét phương trình :

2x2 – x + 1 – 2p = 0, có Δ2 = 1 – 8 + 16p = 16p - 7

- Nếu 16p – 7 < 0 ⇔ p < 7/16 thì (2) vô nghiệm

- Nếu 16p – 7 = 0 ⇔ p = 7/16 thì (2) có nghiệm kép x = 1/4

- Nếu 16p – 7 > 0 ⇔ p > 7/16 thì (2) có hai nghiệm phân biệt

Ta thấy kết quả biện luận số nghiệm bằng đồ thị và kết quả biện luận số nghiệm của (2) bằng phép tính là như nhau.

Các bài giải bài tập Đại số 10 nâng cao bài Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 3

0