23/04/2018, 21:53

Giải bài 11.11, 11.12, 11.13, 11.14, 11.15 trang 39, 40 Sách bài tập Vật lí 6

Bài 11.11 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6 Bài 11.11 . Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng? A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm. B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm. C. Vì khối lượng ...

Bài 11.11 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 11.11. Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm.

B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm.

C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm.

D. Vì trọng lượng cúa miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Trả lời

Chọn A

Vì trọng lượng của một vật còn phụ thuộc thể tích nếu khối nhôm có thể tích lớn thì trọng lượng cũng lớn.


Bài 11.12 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 11.12. Cho biết 1kg nước có thế tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích ({5 over 4}) lít.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa.

B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước.

C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng ({5 over 4}) khối lượng riêng của nước

D. Khối lượng riêng của nước băng ({5 over 4}) khối lượng riêng của dầu hỏa.

Trả lời:

Chọn D

Phát biểu đúng: Khối lượng riêng của nước bằng ({5 over 4}) khối lượng riêng của dầu hỏa.


Bài 11.13 trang 39 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 11.13. Một học sinh định xác định khối lượng riêng D của ngô bằng phương pháp sau:

-  Đong một ca ngô đầy ngang miệng ca, rồi dùng cân đo khối lượng m của ngô.

-  Đổ đầy một ca nước rồi dùng bình chia độ đo thể tích V của nước

-  Tính D bằng công thức: (D = {m over V})

Hỏi giá trị của D tính được có chính xác không? Tại sao?

Trả lời:

Giá trị của D tính được không chính xác. Vì khi tính thể tích của ngô ta thấy, giữa các hạt ngô có khoảng trống nên thể tích ca nước không bằng thể tích ngô trong ca. Cho nên giá trị của D tính được không chính xác.


Bài 11.14 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 11.14*. Trong phòng thí nghiệm người ta xác định chính xác khối lượng riêng của vật rắn bằng cân Rô-béc-van và một loại bình đặc biệt đã được mô tả trong bài tập 5.17*.

Thực hiện ba lần cân:

- Lần thứ nhất: Thực hiện như lần cân thứ nhất trong bài 5.17*.

- Lần thứ hai: Bỏ vật ra khỏi đĩa cân và làm cân thăng bằng lại bằng khối lượng m2.

- Lần thứ ba: Thực hiện như lần cân thứ hai trong bài 5.17*. (Chú ý: Người ta gọi tổng khối lượng của các quả cân trong trường hợp này là m3, không phải là m2 như trong bài 5.17*)

Biết khối lượng riêng của nước cất là 1g/cm3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của vật tính ra g/cm3 có độ lớn là: 

Trả lời:

Lần thứ nhất ta có:mT = mb + mV + m1   (1)

Lẩn thứ hai ta có: mT = mb + m(2)

Từ đó suy ra: mV = m2 – m1 (3)

Lần thứ ba ta có: mT = mb’ + mV + m(4)

Từ (4) và (1)suy ra: mb – mb’ + m1 – m3 = 0 (5)

⇒ mb – mb’ = Dn .V= m3 – m1

Từ (3) và (5) suy ra:

(D = {{{m_2} - {m_1}} over {{m_3} - {m_1}}}.{D_n}) . Vì Dn = 1 nên (D = {{{m_2} - {m_1}} over {{m_3} - {m_1}}}) 


Bài 11.15 trang 40 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trò chơi ô chữ

Hàng ngang

1. Đơn vị lực.

2. Khối lượng của một đơn vị thể tích một chất.

3. Lực hút mà Trái Đất tác dụng lên vật.

4. Dụng cụ dùng để đo khối lượng.

5. Đơn vị khối lượng.

6. Vật có tính àản hồi dùng để chế tạo lực kế.

7. Dụng cụ dùng để đo lực.

8. Đại lượng chỉ lượng chất chứa trong một vật.

9. Lực mà một lò xo tác dụng lên hai vật tiếp xúc (hoặc gắn với hai đầu của nó) khi nó bị nén hoặc kéo dãn.

10. Một trong hai kết quả thể hiện trên vật bị lực tác dụng.

Hàng dọc được tô đậm

Cường độ hay độ lớn của trọng lực.

Trả lời:

Trò chơi ô chữ

Zaidap.com

0