22/02/2018, 14:42

Giải bài 1,2 trang 184 SGK Sinh 7: Cây phát sinh giới động vật

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2 trang 184 SGK Sinh 7 : Cây phát sinh giới động vật. A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Cây phát sinh giới động vật Giới Động vật từ khi được hình thành đã có cấu tạo thường xuyên thay đổi theo hướng thích nghi với thay đổi theo hướng thích nghi với những thay đổi của ...

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2 trang 184 SGK Sinh 7: Cây phát sinh giới động vật.

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Cây phát sinh giới động vật

Giới Động vật từ khi được hình thành đã có cấu tạo thường xuyên thay đổi theo hướng thích nghi với thay đổi theo hướng thích nghi với những thay đổi của điều kiện sống. Các loài động vật đều có quan hệ họ hàng với nhau. Người ta đã chứng minh lưỡng cư cổ bắt nguồn từ cá vây chân cổ, bò sát cổ bắt nguồn từ lưỡng cư cổ, chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ bò sát cổ. Qua cây phát sinh thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, thậm chí còn so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 184 Sinh Học lớp 7: Cây phát sinh giới động vật

Bài 1: (trang 184 SGK Sinh 7)

Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.


Bài 2: (trang 184 SGK Sinh 7)

Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay cá chép hơn?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép. Vì cá voi thuộc lớp Thú bắt nguồn từ nhánh tiến hóa có gốc cùng với hươu sao. Trong khi đó cá chép lại thuộc lớp có xương, là động vật bậc thấp hơn với lớp Thú.

0