Giải bài 1,2,3,4 trang 115 SGK Sinh 7: Ếch đồng
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4 trang 115 SGK Sinh 7 : Ếch đồng – Lớp lưỡng cư – Chương 6 sinh lớp 7. A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Ếch đồng Ếch đồng thuộc lớp Lưỡng cư, có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. Chúng di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón, thở bằng phổi ...
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4 trang 115 SGK Sinh 7: Ếch đồng – Lớp lưỡng cư – Chương 6 sinh lớp 7.
A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Ếch đồng
Ếch đồng thuộc lớp Lưỡng cư, có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. Chúng di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón, thở bằng phổi và qua lớp da ẩm, mắt có mí, tai có màng nhĩ, song vẫn còn mang nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống ở nước: đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi, chi sau có màng bơi; da tiết chất nhầy làm giảm ma sát khi bơi. Ếch vẫn là động vật biến nhiệt. Ếch đẻ trứng và thụ tinh ngoài, phát triển có biến thái.
Giải bài 1,2,3 trang 112 SGK Sinh 7: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 115 Sinh Học lớp 7: Ếch đồng
Bài 1: (trang 115 SGK Sinh 7)
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
— Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
— Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
— Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
Bài 2: (trang 115 SGK Sinh 7)
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
– Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).
– Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
– Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
Bài 3: (trang 115 SGK Sinh 7)
Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.
Bài 4: (trang 115 SGK Sinh 7)
Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Vào mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ), ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đói. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đốn bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn nòng nọc dần mọc 4 chân và rụng đuôi để trở thành ếch con.