Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 9 Sách giáo khoa Hóa học 9
Bài 1 trang 9 sgk hóa học 9 Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau ? a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na 2 O. b) Hai chất khí không màu là CO 2 và O 2 . Viết các phương trình hóa học. Bài giải: a) Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc ...
Bài 1 trang 9 sgk hóa học 9
Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau ?
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.
Viết các phương trình hóa học.
Bài giải:
a) Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch. Dẫn khí CO2 vào mỗi dung dịch:
Nếu ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa (làm dung dịch hóa đục) thì đó là dung dịch Ca(OH)2, suy ra cho vào cốc lúc đầu là CaO, nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.
Các phương trình hóa học đã xảy ra:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
2NaOH + CO2 → H2O + Na2CO3 (tan trong nước)
Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)
b) Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.
Bài 2 trang 9 sgk hóa học 9
Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.
a) CaO, CaCO3; b) CaO, MgO.
Viết phương trình hóa học
Bài giải:
a) Lấy mỗi chất cho ống nghiệm hoặc cốc chứa sẵn nước,
- Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO
- Ở ống nghiệm nào không thấy chất rắn tan và không nóng lên, chất cho vào là CaCO3
Phương trình hóa học:
CaO + H2O → Ca(OH)2
b) Thực hiện thí nghiệm như câu a) chất không tan và ống nghiệm không nóng lên là MgO.
Bài 3 trang 9 sgk hóa học 9
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3
a) Viết các phương trình hóa học
b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Bài giải:
Số mol HCl = 3,5 . 0,2 = 0,7 mol
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3
a) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Phản ứng x → 2x x (mol)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Phản ứng: y → 6y 2y (mol)
Theo khối lượng hỗn hợp hai oxit và theo số mol HCl phản ứng, ta lập được hệ phương trình đại số:
Giải phương trình (1) (2) ta được x = 0,05 mol; y = 0,1 mol
b) mCuO = 0,05 . 160 = 4 g
m Fe2O3 = 20 – 4 = 16 g
Bài 4 trang 9 sgk hóa học 9
Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và H2O
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
Bài giải:
Số mol CO2 = (frac{2,24}{22,4}) = 0,1 mol
a) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
Phản ứng: 0,1 → 0,1 0,1
b) Số mol Ba(OH)2 có trong 200 ml dung dịch là 0,1 mol
CM Ba(OH)2 = (frac{0,1}{0,2}) = 0,5 M
c) Chất kết tủa thu được sau phản ứng là BaCO3 có số mol là 0,1
m BaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g
Zaidap.com