Giải bài 1,2,3,4 trang 68,69 SGK Toán 9 tập 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao…
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2 trang 68 ; bài 2,3 trang 69 SGK Toán 9 tập 1 : Một số hệ thức về cạnh và đường cao – Chương 1 – Hệ thức lượng trong tam giác vuông A. Tóm tắt lý thuyết Một số hệ thức về cạnh và đường cao Nếu ∆ABC vuông tại A (hình bên) thì: b 2 ...
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2 trang 68; bài 2,3 trang 69 SGK Toán 9 tập 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao – Chương 1 – Hệ thức lượng trong tam giác vuông
A. Tóm tắt lý thuyết Một số hệ thức về cạnh và đường cao
Nếu ∆ABC vuông tại A (hình bên) thì:
b2=ab’; c2=ac’ (1)
h2=b’c’ (2)
bc = ah (3)
a2= b2+ c2 (5).
B. Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa trang 68,69 Toán 9 tập 1- Hình học.
Bài 1 trang 68 SGK Toán 9 tập 1
Hãy tính x và y trong mỗi hình sau (hình 4a, b):
Đáp án và hướng dẫn giải bài 8:
a) Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình sau:
Áp dụng định lý Py-ta-go ta có:
BC2 = AB2 +AC2 = 62 + 82 =100
=> BC = 10
Áp dụng hệ thức c2=ac’ ta có hệ thức AB2 = BC . BH
Vậy x=3,6 và y=10-3,6=6,4
( Bạn áp dụng định lý Pytago cho tam giác lớn ở ngoài ý. x+y là cạnh huyền. Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. (x+y)^2 = 6^2 + 8^2=100. Suy ra cạnh huyền bằng 10 cm. Áp dụng định lý 2 là bình phương cạnh góc vuông bằng tích hình chiếu tương ứng của nó với cạnh huyền)
b) Áp dụng hệ thức c2=ac’ tìm x=7,2 suy ra y=12,8.
Bài 2 trang 68 SGK Toán 9 tập 1
Hãy tính x và y trong hình dưới đây (H.5):
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Áp dụng hệ thức c2 =ac’
Đáp số: x = √5, y=√20.
Bài 3 trang 69 SGK Toán 9 tập 1
Hãy tính x và y trong hình sau (h.6)
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Tính cạnh huyền được: y = √74
Dùng hệ thức:
(dựa theo định lí AB.AC = AH.BC (định lí 3)
Bài 4 trang 69 SGK Toán 9 tập 1
Hãy tính x và y trong hình sau:
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Đặt tên các đỉnh của tam giác như hình bên
Áp dụng hện thức h² = b’c’ ta có:
Do đó x = 4
Áp dụng hệ thức b² = ab’ ta có :
AC² = BC . HC => y² = 5.4 = 20 => y = √20
Nhận xét: Ta có thể tính y theo định lý Pi-ta-go:
y² = 2² + 4² = 20 => y = √20