22/02/2018, 15:11

Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 91 SGK Hóa 9: Axit cacbonic và muối cacbonat

Lý thuyết và giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 91 SGK Hóa 9: Axit cacbonic và muối cacbonat A. Lý thuyết: Axit cacbonic và muối cacbonat I. AXIT CACBONIC H 2 CO 3 a) Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000m 3 nước hòa ...

Lý thuyết và giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 91 SGK Hóa 9: Axit cacbonic và muối cacbonat

A. Lý thuyết: Axit cacbonic và muối cacbonat

I. AXIT CACBONIC H2CO3

a) Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000m3 nước hòa tan được 90 m3 khí CO2.

Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic. Vậy axit R2CO3 có trong nước tự nhiên và nước mưa. Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch.

b) Tính chất hóa học

– H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.

– H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.

II.   MUỐI CACBONAT

a) Phân loại: Có 2 loại là muối trung hòa (Na2CO3, CaCO3,..) và muối axit (NaHCO3, Ca (HCO3)2…).

b) Tính chất

– Tinh tan

–  Chỉ có một số muối cacbonat tan dược, như Na2CO3, K2CO3… và muối axit như Ca (HCO3)2,…

– Hầu hết muối cacbonat trung hòa không tan, như CaCOg, BaCOg, MgC03r..

c) Tính chất hóa học

– Tác dụng với axit mạnh (HCl, HNO3, H,SO4,…) giải phóng khí CO2.

NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O

– Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch bazơ.

K2CO3 + Ca(OH)2 -> 2KOH + CaC03

–  Muối cacbonat tan tác dụng được với dung dịch muối.

Na2CO3 + CaCl2 -> 2NaCl + CaCO3

–  Bị nhiệt phân hủy.

CaCO3  –tº→  CaO + CO2

Chú ý: Các muối Na2CO3, K,CO3,… không bị nhiệt phân.

III. ỨNG DỤNG

–  CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng..

–  Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..

–  NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,…

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 9 trang 91: Axit cacbonic và muối cacbonat

Bài 1 (SGK Hóa 9 trang 91)

Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hoá học.

Giải bài 1:

Phản ứng chứng tỏ H2CO3 yếu hơn HCl là phản ứng giữa HCl và muối cacbonat: axit cacbonic bị axit HCl mạnh hơn đẩy ra khỏi muối. Axit H2СO3 tạo thành bị phân hủy ngay thành khí CO2 và H2O chứng tỏ rằng H2CO3 là axit không bền.

Thí dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O


Bài 2 (SGK Hóa 9 trang 91)

Dựa vào tính chất hoá học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Giải bài 2:

MgCO3 là muối cacbonat trung hòa, không tan trong nước, nên có

các tính chất hóa học sau:

– Tác dụng với dung dịch axit manh hơn axit cacbonic, thí dụ:

MgCO3 + 2HNO3  → Mg(NO3)2 + CO2+ H2O

– Bị nhiệt phân hủy

MgCO3  –tº→  MgO + CO2


Bài 3 (SGK Hóa 9 trang 91)

Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau:

C —> CO2 —> CaCO3 —> CO2

Giải bài 3:

(1)  С + O2 –tº→ CO2

(2) CO2 + CaO –tº→ CaCO3

(3) CaCO3 –tº→ CaO + CO2


Bài 4 (SGK Hóa 9 trang 91)

Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.

a)  H2SO4 và KHCO3 ;    d) CaCl2 và Na2CO3 ;

b  K2CO3 và NaCl;         e) Ba(OH)2 và K2CO3.

c)  MgCO3 và HCl;

Giải thích và viết các phương trình hoá học

Giải bài 4:

Những cặp có xảy ra phản ứng là a), b), d), e) và g), vì đây là những phản ứng trao đổi, trong số sản phẩm tạo thành có chất không tan hay chất khí.

a) H2SO4 + 2KHCO3 -> K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

b) CaCl2 + Na2CO3 -> 2NaCl + CaCO3↓

c)  MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + CO2 ↑ + Н2О

d)  Ba(OH)2 + K2CO3 -> BaCO3 ↓+ 2KOH

e) Ca (HCO3)2 + Ca(OH)2 -> 2CaCO3 ↓+ 2H2O

– Cặp không xảy ra phản ứng là c) K2CO3 và NaCl, vì không chất không tan hay chất khí nào tạo thành.


Bài 5 (SGK Hóa 9 trang 91)

Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

Giải bài 5:

Số mol H2SO4 = 980 : 98 = 10 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

H2SO4 + 2NaHCO3 -> Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

Thấy ngay số mol C02 sinh ra = 2.số mol H2SO4 phản ứng = 20 mol.

Vậy, thể tích khí CO2 = 20 x 22,4 = 448 lít.

Bài sau: Giải bài 1,2,3, 4 trang 95 SGK Hóa 9: Silic – Công nghiệp silicat

0