22/02/2018, 15:11

Giải bài 1,2,3,4 trang 91 SGK Hóa 11: Mở đầu về hoá học hữu cơ

Tóm tắt kiến thức cần nhớ và Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 91 SGK Hóa 11: Mở đầu về hoá học hữu cơ – Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ. Xem lại: Bài tập SGK chương 3 hóa 11 A. Lý thuyết về mở đầu về hoá học hữu cơ 1. – Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO 2 , ...

Tóm tắt kiến thức cần nhớ và Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 91 SGK Hóa 11: Mở đầu về hoá học hữu cơ – Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ.

Xem lại: Bài tập SGK chương 3 hóa 11

A. Lý thuyết về mở đầu về hoá học hữu cơ

1. – Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, muối cacbonat, cacbua, xianua,…..

– Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.

2. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ:

– Liên kết hoá học chủ yếu trong chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.

– Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, không tan hoặc ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

– Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt, dễ cháy; các phản ứng của hợp chất hữu cơ thường chậm và không hoàn toàn theo một hướng nhất định.

3. Phân loại: dựa vào thành phần nguyên tố, người ta chia hợp chất hữu cơ thành hai loại: hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

4. Phân tích nguyên tố:

– Phân tích định tính: xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ.

– Phân tích định lượng: xác định hàm lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.

 Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 86 SGK Hóa 11: Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 11 trang 91.

Bài 1. (SGK Hóa 11 trang 91)

So sánh hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ về: thành phần nguyên tố, đặc điểm liên kết hoá học trong phân tử.

Giải bài 1:

Khác với hợp chất vô cơ, thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, thường gặp là hidro, oxi, nitơ, sau đó là halogen, lưu huỳnh …

Khác với hợp chất vô cơ, liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.


Bài 2. (SGK Hóa 11 trang 91)

Nếu mục đích và phương pháp tiến hành phân tích định tính và định lượng nguyên tố.

Giải bài 2:

a) Phân  tích định tính

Mục đich: Xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử chất hữu cơ

Phương pháp: Để xác định định tính C và H, nung chất hữu cơ với CuO để chuyển C thành CO2, H thành H2O, rồi phát hiện CO2 bằng nước vôi trong và H2O bằng CuSO4 khan. Còn với N thì chuyển thành NH3 rồi nhận ra bằng giấy quỳ ẩm

b) Phân tích định lượng

Mục đích: Xác định hàm lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ

Phương pháp: Nung a gam chất hữu cơ (C, H, O, N) với CuO dư. Hấp thụ hơi H2O và CO2 lần lượt bằng bình đựng H2SO4 đặc dư và KOH đặc dư. Độ tăng khối lượng mỗi bình chính là khối lượng H2O và CO2 tương ứng. Khí N2 thoát ra được xác định thể tích (ở đktc). Từ mH2O, mCO2 và VN2 rút ra mC, mH, mN và mO rồi suy ra hàm lượng của C, H, N và O.


Bài 3. (SGK Hóa 11 trang 91)

Oxi hoá hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và 0,72 gam H2O. Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử chất A.

Giải bài 3:

mC = 0,672/22,4 x 12 = 0,360 (g); mH = 0,72/18 x2 = 0,08 (g)

mO = 0,6 – (0,36 + 0,08) = 0,16 (g).

%mC = 0,36/0,6  x 100% = 60,0%;

%mH = 0,08/0,6  x 100% = 13,3%;

%mO = 100% – (%C + %H) = 26,7%.


Bài 4. (SGK Hóa 11 trang 91)

β-Caroten (chất hữu cơ có trong củ cà rốt) có màu da cam. Nhờ tác dụng của enzim ruốt non, β-Croten chuyển thành vitamin A nên nó còn được gọi là tiến vitamin A. Oxi hoá hoàn toàn 0,67 gam β-Caroten rồi dẫn sản pẩm oxi hoá qua bình (1) đựng dung dịch H2SOđặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình (1) tăng 0,63 gam; bình (2) có 5 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử β-Caroten

Giải bài 4:

Sản phẩm oxi hoá qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc làm khối lượng bình (1) tăng 0,63 g chính là lượng nước bị giữ lại => mH = 0,63/18 x 2 = 0,07 g.

Qua bình (2) chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, làm cho bình xuất hiện kết tủa chính là do lượng CO2 bị giữ lại vì tham gia phản ứng sau:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

0,05     5/100 = 0,05 mol

=> mC = 0,05 x 12 = 0,6 (g).

=> mO = 0,67 – (mC + mH)  = 0

Từ đó tính được %mC = 89,55%; %mH = 10,45%.

Bài sau: Giải bài 1,2,3,4 ,5,6 trang 95 SGK Hóa 11: Công thức phân tử – Hợp chất hữu cơ

0