Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 139 SGK Hóa 9: Rượu etylic
Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 139 SGK Hóa 9: Rượu etylic [Bài 44 Hóa hoc 9] Giải bài 1, 2, 3, 4,5 trang 139 : Rượu etylic – Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime Bài 1 Rượu etylic phản ứng được với natri vì: a. Trong phân tử có nguyên tử oxi b. Trong phân tử có nguyên tử hidro và ...
Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 139 SGK Hóa 9: Rượu etylic
[Bài 44 Hóa hoc 9] Giải bài 1, 2, 3, 4,5 trang 139 : Rượu etylic – Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime
Bài 1 Rượu etylic phản ứng được với natri vì:
a. Trong phân tử có nguyên tử oxi
b. Trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi
c. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro, oxi
d. Trong phân tử có nhóm – OH
Đáp án đúng: D.Trong phân tử có nhóm – OH
Bài 2 Trong số các chất sau: Ch3 – Ch3; CH3 – CH2 – OH; C6H6; CH3 – O – CH3 chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học
Giải:Trong số các chất sau: CH3 – CH3; CH3 – CH2 – OH; C6H6; CH3 – O – CH3 chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học
Chất tác dụng được với Na là: CH3 – CH2 – OH
PTHH:
2CH3 – CH2 – OH + 2Na –> 2CH3 – CH2ONa + H2
Bài 3: Có ba ống nghiệm :
Ống 1 đựng rượu etylic ;
Ống 2 đựng rượu 96o
Ống 3 đựng nước.
Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.
Giải :– Ống 1 : 2CH3 – CH2 – OH + 2Na -> 2CH3 – CH2 – ONa + H2
– Ống 2 : 2H2O + 2Na -> 2NaOH + H2
2CH3 – CH2 – OH + 2Na -> 2CH3 – CH2 – ONa + H2
– Ống 3 : 2H2O + 2Na -> 2NaOH + H2
Bài 4 (Hóa 9 trang 139): Trên nhãn của chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o,18o, 12o.
a) Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên.
b) Tính số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 45o.
c) Có thể pha chế được bao nhiêu lít rượu 25o từ 500 ml rượu nguyên chất ?
Giải bài 4:a) Các con số 45o, 18o, 12o là các con số chỉ độ rượu hay phần thể tích của rượu C2H5OH có trong 100 phần thể tích của hỗn hợp (rượu và nước ). Các con số trên có ý nghĩa là :
Trong 100ml hỗn hợp (rượu và nước) có 45ml, 18ml, 12ml C2H5OH.
b) Rượu 45o nghĩa là : 100ml rượu có 45ml C2H5OH.
Vậy 500ml rượu có x ? ml C2H5OH.
c) Vậy số ml rượu 25º thu được từ 500ml rượu 45º là:
Bài 5 : Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic.
a) Tính thể tích khí CO2 tạo ra (đktc).
b) Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí.
Giải bài 5 trang 149 hóa 9
a) Số mol C2H5OH = 9,2 : 46 = 0,2 (mol).
Phương trình phản ứng cháy :
C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O.
0,2 0,6 0,4 mol
Thể tích khí CO2 tạo ra là : V = 0,4.22,4 = 8,96 (lít).
b) Thể tích khí oxi cần dùng là : V1 = 0,6 . 22,4 = 13,44 (lít).
Vậy thể tích không khí cần dùng là
Ôn lại Lý thuyết nếu bạn nào chưa hiểu bài nhé:
1. Tính chất vật lí
Rượu etylic (ancol etylic hoặc etanol) C2H5OH là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3oC, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước và hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…
Độ rượu (o) =
V là thể tích đo bằng ml hoặc lít.
2. Cấu tạo phân tử
3. Tính chất hóa học.
a) Phản ứng cháy
Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
C2H5OH + 3O –tº→ 2CO2 + 3H2O2
b) Tác dụng với kim loại mạnh như K, Na,…
2C2H5OH + Na -> 2C2H5ONa + H2.
c) Tác dụng với axit.
Thí dụ: Tác dụng với axit axetic có H2SO4 đặc tạo ra este và nước
CH3COOH + HO – C2H5 –H2SO4 đặc –> CH3COOC2H5 + H2O.
axit axetic etylic etylaxetat
4) Ứng dụng.
Rượu etylic được dùng làm nhiên liệu cho động cơ ôtô, cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm. Làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, dược phẩm, cao su tổng hợp; dùng pha chế các loại rượu uống,…
5) Điều chế
Tinh bột hoặc đường –men–> Rượu etylic.
– Cho etylen cộng hợp với nước có axit làm xúc tác
CH2 = CH2 + H2O -> C2H5OH
Chú ý : Những hợp chất hữu cơ, phân tử có nhóm OH, có công thức phân tử chung là CnH2n+1OH gọi là ancol no đơn chức hay ankanol cũng có tính chất tương tự rượu etylic.