Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 143 SGK Hóa 10: Axit sunfuric – Muối sunfat
Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 143 SGK Hóa 10: Axit sunfuric – Muối sunfat [Bài 33 Hóa 10] Axit sunfuric – Muối sunfat: G iải bài 1, 2,3,4,5,6 trang 143 SGK Hóa 10 – Chương 6. Bài 1. Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92% O và 1,12% H. Hợp chất này có ...
Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 143 SGK Hóa 10: Axit sunfuric – Muối sunfat
[Bài 33 Hóa 10] Axit sunfuric – Muối sunfat: Giải bài 1, 2,3,4,5,6 trang 143 SGK Hóa 10 – Chương 6.
Bài 1. Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92% O và 1,12% H.
Hợp chất này có công thức hóa học là
A. H2SO3.
B. H2SO4.
C. H2S2O7.
D. H2S2O8.
Chọn đáp án đúng.
Đáp án C.
Bài 2. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất là oleum H2S2O7 là
A. +2. B. +4. C. +6. D. +8.
Đáp án C.
Bài 3 Hóa 10 trang 143: Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu : NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, nếu có.
Đáp án bài 3: Cho dung dịch chứa BaCl2 vào 4 mẫu thử chứa 4 dung dịch trên, dung dịch trong mẫu thử nào cho kết tủa trắng là Na2SO4.
BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2NaCl.
Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại, dung dịch trong mẫu thử không cho kết tủa là Ba(NO3)2. Hai mẫu còn lại cho kết tủa là HCl và NaCl.
HCl + AgNO3 -> AgCl + HNO3
NaCl + AgNO3 -> AgCl + NaNO3.
Để phân biệt dung dịch HCl và NaCl, cho quỳ tím vào hai dung dịch, dung dịch chuyển màu quỳ tím sang đỏ là HCl, dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là NaCl.
Bài 4 : a) Axit sunfuric đặc có được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao ?
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glucozơ, sacarozơ.
c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào ?
Đáp án: Axit sunfuric đặc có tác dụng làm khô những khí ẩm. Thí dụ làm khô khí CO2, không làm khô được khí H2S, H2 … (do có tính khử).
H2SO4 + H2 -> SO2 + H2O.
H2SO4 + H2S -> 4S + 4H2O.
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất thành than :
C6H12O6 –H2SO4 đặc -> 6C + 6H2O.
C12H22O11 –H2SO4 đặc -> 12C + 11H2O.
c) Sự làm khô :chất được làm khô không thay đổi.
Sự hóa than : Chất tiếp xúc với H2SO4 đặc biến thành chất khác, trong đó có cacbon.
Bài 5: a)Trong các trường hợp nào của axit sunfuric có những tính chất hóa học chung của một axit ? Đó là những tính chất nào ? Dẫn ra phương trình phản ứng để minh họa.
b) Trong trường hợp nào axit sunfuric có những tính chất hóa học đặc trưng ?
Đó là những tính chất nào ? Dẫn ra phương trình phản ứng để minh họa.
Đáp án bài 5:
a) Dung dịch axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit, đó là :
– Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
– Tác dụng với kim loại giải phóng hiđro.
Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2.
-Tác dụng với oxit bazơ và bazơ.
Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2H2O
– Tác dụng với nhiều chất muối.
BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl.
b) Tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric là tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
– Tính oxi hóa mạnh :
2H2SO4 + Cu -> CuSO4 + SO2 + 2H2O.
2H2SO4 + S -> 3SO2 + 2H2O.
2H2SO4 + 2KBr -> Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4.
– Tính háo nước và tính chất oxi hóa.
Axit sunfuric đặc hấp thụ mạnh nước . Axit sunfuric đặc chiếm các nguyên tố H và O là những nguyên tố thành phần của các hợp chất gluxit giải phóng cacbon và nước.
C12H22O11 –H2SO4 đặc–> 12C + 11H2O.
Da thịt khi tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit sunfuric phải hết sức thận trọng.
Bài 6. (SGK Hóa 10 trang 143): Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha chế loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.
a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.
b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào ?
Hướng dẫn bài 6:
Thể tích nước cần dùng để pha loãng.
Khối lượng của 100ml dung dịch axit 98%
100.1,84 g/ml = 184g.
Khối lượng H2SO4 nguyên chất trong 100ml dung dịch trên là :
Khối lượng dung dịch axit 20% có chứa 180,32g H2SO4 nguyên chất là:
Khối lượng nước cần bổ sung vào 100 ml dung dịch H2SO4 98% để có được dung dịch 20% là :
901,6 – 184g = 717,6 gam
Vì D của nước là 1g/ml nên thể tích nước cần bổ sung là 717,6 ml.
b) Cách tiến hành khi pha loãng
Khi pha loãng lấy 717,7 ml H2O vào ống đong hình trụ có thể tích khoảng 2 lít. Sau đó cho từ từ 100 ml H2SO4 98% vào lượng nước trên, đổ axit chảy theo một đũa thủy tinh, sau khi đổ vài giọt nên dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ đều. Không được đổ nước vào axit 98%, axit sẽ bắn vào da, mắt.. . và gây bỏng rất nặng.