22/02/2018, 16:55

Giải bài 1,2,3, 4,5,6 ,7,8 trang 146,147 SGK Hóa 10: Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh

Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh Hướng dẫn Giải bài 1, 2,3,4 trang 146; bài 5,6,7,8 trang 147 SGK Hóa 10 : Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 146) Cho phương trình hóa học : H 2 SO 4 (đặc) + 8HI -> 4I 2 + H 2 S + 4H 2 O. Câu nào sau ...

Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh

Hướng dẫn Giải bài 1, 2,3,4 trang 146; bài 5,6,7,8 trang 147 SGK Hóa 10: Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh

Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 146)

Cho phương trình hóa học :

H2SO4(đặc)  +   8HI   ->   4I2   +   H2S   +   4H2O.

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất ?

A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.

B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.

C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.

D.  I2 oxi hóa H2S  thành H2SO4 và nó bị khử thành  HI.

Giải bài 1:

Đáp án D.


Bài 2. (SGK Hóa 10 trang 146)

Cho các phương trình hóa học :

a) SO2   +   2H2O   ->   2HBr   +   H2SO4

b) SO2   +  2H2O ⇔  H2SO3.

c) 5SO2  +  2KMnO4  +  2H2O   ->   K2SO4  +  2MnSO4   +  2H2SO4.

d) SO2   +  2H2S   ->   3S   +   2H2O.

e) 2SO2  +  O2  ⇔  2SO3.

Chọn câu trả lời đúng.

– SO2 là chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học sau :

A. a, d, e ;                B. b, c ;                 C. d.

– SO2 là chất khử trong các phản ứng hóa học sau :

A. b, d, c, e ;            B. a, c, e ;             C. a, d, e.

Giải bài 2:

Câu trả lời đúng : C và B

C : SO2 là chất oxi hóa trong phản ứng d.

B : SO2 là chất khử trong phản ứng hóa học : a, c, e.


Bài 3. (SGK Hóa 10 trang 146)

Khi khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi  hóa – khử, người ta có nhận xét :

– Hidro sunfua chỉ thể hiện tính khử.

– Axit sunfuric chỉ thể hiện tính oxi hóa.

a) Hãy giải thích điều nhận xét trên.

b) Đối với mỗi chất, dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa.

Giải bài 3:

a) Khí H2S và axit sunfuric đặc tham gia các phản ứng oxi hóa – khử thì khí H2S chỉ thể hiện tính khử còn H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa. Vì trong H2S số oxi hóa của (S -2)
chỉ có thể tăng, trong H2SO4 số oxi hóa (S+6) chỉ có thể giảm.

b) Phương trình phản ứng hóa học:

2H2S  +   O2   ->   2H2O  +   2S.

2 H2SO4   +   Cu  ->   CuSO4   +   SO2  +  2H2O

2 H2SO4   +   KBr   ->   Br2   +   SO2  +  2H2O  +  K2SO4


Bài 4. (SGK Hóa 10 trang 146)

Có những chất sau : sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric loãng.

a) Hãy trình bày hai phương pháp điều chế hiđro sunfua từ những chất đã cho.

b) Viết phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng xảy ra và cho biết vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng.

Giải bài 4:

a) Hai phương pháp điều chế H2S từ những chất trên.

Fe    +   S  ->  FeS                                                                  (1)

FeS  +    H2SO4   ->   FeSO4  +  H2S                       (2)

Fe    +    H2SO4   ->   FeSO4  +  H2                      (3)

H2    +   S     ->   H2S                    (4)

b) Vai trò của S trong phản ứng (1), (4) : S là chất oxi hóa.
Fe + S -tº→ FeS
FeS + H2SO4 -tº→ FeSO4 + H2S
H2 + S -tº→ H2S


Bài 5. (SGK Hóa 10 trang 147)

Có 3 bình, mỗi bình đựng một chất khí là H2S, SO2, O2. Hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt chất khí đựng trong mỗi bình.

Giải bài 5:

Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết O2. Còn lại hai bình là H2S và SO2 mang đốt, khí nào cháy được là H2S, khí không cháy là SO2.

2H2S  +  3O2  ->   2H2O  +   2SO2.


Bài 6. (SGK Hóa 10 trang 147)

Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau : HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể phân biệt dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây ?

a) Quỳ tím.

b) Natri hiđroxit.

c) Natri  oxit.

d) Bari hiđroxit.

e) Cacbon đioxit.

Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.

Giải bài 6:

Lấy mỗi dung dịch axit một ít rồi cho vào ống nghiệm. Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 vào các ống nghiệm chứa các axit đó. Có kết tủa trắng là ống đựng H2SO3  và H2SO4, đó là kết tủa BaSO3 và Ba

0