Giải bài 1,2,3, 4,5,6, 7,8,9, 10,11,12, 13 trang 53 Lý 6: Tổng kết chương 1 Cơ học
Giải bài 1,2,3, 4,5,6, 7,8,9, 10,11,12, 13 trang 53 Lý 6: Tổng kết chương 1 Cơ học Tổng kết chương 1 Cơ học: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 SKG Vật lý 6 trang 53. (Ôn tập chương 1) Bài 1: Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo: a) độ dài ; b) thể tích chất lỏng ; c) lực ...
Giải bài 1,2,3, 4,5,6, 7,8,9, 10,11,12, 13 trang 53 Lý 6: Tổng kết chương 1 Cơ học
Tổng kết chương 1 Cơ học: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 SKG Vật lý 6 trang 53. (Ôn tập chương 1)
Bài 1: Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:
a) độ dài ; b) thể tích chất lỏng ; c) lực ; d) khối lượng
Đáp án: Thước đo độ dài ; Bình chia độ đo thể tích chất lỏng; Lực kế đo lực ; Cân đo khối lượng
2.Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là gì?
Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
3. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
Lực tác dụng lên vật có thể gây ra thay đổi chuyển động hoặc biến dạng vật hoặc cả hai kết quả trên cùng xảy ra đồng thời.
4. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
Hai lực đó gọi là hai lực cân bằng.
5. Lực hút của trái đất lên các vật gọi là gì?
Lực hút của trái đất lên các vật gọi là trọng lực hay trọng lượng vật.
6. Dùng tay ép hai đầu lò xo bút bi lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta gọi là lực gì?
Lực đó được gọi là lực đàn hồi.
7. Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì?
Số 1kg chỉ khối lượng kem giặt VISO trong hộp.
8. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: 7800kg/m3 là….. .. . của sắt.
Khối lượng riêng.
9. Hãy tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống:
– Đơn vị đo độ dài là ..mét..kí hiệu là..m… .
– Đơn vị đo thể tích là…mét khối… kí hiệu là ..m3….
– Đơn vị đo lực là ..Niutơn…kí hiệu là …N….
– Đơn vị đo khối lượng là ..Kilôgam…kí hiệu là …kg..
– Đơn vị đo khối lượng riêng là …kilôgam trên mét khối…kí hiệu là ..kg/m3….
Bài 10: Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật.
P = 10m. Trong đó:
P: Trọng lượng của vật (N)
m: Khối lượng của vật (kg)
Bài 11: Viết công khối lượng riêng của vật theo khối lượng và thể tích
D = m/V. Trong đó:
D: Khối lượng riêng của vật (kg/m3)
m: Khối lượng của vật (kg)
V: Thể tích của vật (m3)
Bài 12: Hãy nêu 3 loại máy cơ đơn giản mà em đã học
Mặt phẳng nghiêng; Đòn bẩy; Ròng rọc.
Bài 13: Hãy nêu lên của máy cơ đơn giản mà mà người ta dùng trong các công việc hoặc dụng cụ sau:
– Kéo một thùng bêtông lên cao để đổ trần nhà.
– Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đất lên sàn xe tải.
– Cái chắn ôtô tại các điểm bán vé trên đường cao tốc.
TL: – Kéo một thùng bêtông lên cao để đổ trần nhà- Ròng rọc.
– Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đất lên sàn xe tải- Mặt phẳng nghiêng.
– Cái chắn ôtô tại các điểm bán vé trên đường cao tốc – Đòn bẩy.