Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt Dàn ý 1. Đặt vấn đề: – Kim Lân là nhà văn có nhiều gắn bó với người lao động. Tác phẩm của ông không chỉ là bức tranh chân thực về cuộc sống đói khổ, lam lũ ...
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt
Dàn ý
1. Đặt vấn đề:
– Kim Lân là nhà văn có nhiều gắn bó với người lao động. Tác phẩm của ông không chỉ là bức tranh chân thực về cuộc sống đói khổ, lam lũ mà còn là bài ca ấm áp tin yêu vào tương lai, hạnh phúc.
– "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm đã dựng lên được nhiều bức chân dung xúc động, trong đó ám ảnh nhất phải kể đến hình tượng người vợ nhặt. Đây là hình tượng kết tinh những trăn trở và cả tấm lòng của nhà văn với cuộc sống.
2. Giải quyết vấn đề
a. Giá tri hiên thưc:
– Hình ảnh người vợ được xây dựng trên cái nền là không khí của những ngày đói với sự đe dọa thường trực của cái chết (qua các hình ảnh thiên nhiên, âm thanh, ánh sáng, con người năm đói…). Bản thân nhân vật cũng là một nhân chứng tiêu biểu cho số phận bi thảm của con người trong nạn đói năm 1945: không tên tuổi, không quê quán, không nghề nghiệp, không tài sản,…
– Đây không phải người vợ bình thường mà là người “vợ nhặt". Nhân vật được đặt vào một tình huống trớ trêu: bị cái đói dồn đẩy đến đường cùng phải chấp nhận theo không một người đàn ông mói chỉ gặp hai lần, lại xấu và nghèo, không chút hứa hẹn tương lai. Câu chuyện thiêng liêng của một đời người (chuyện dựng vợ gả chồng) trở thành một câu chuyện hài hước, hài hước nhưng đẫm nước mắt.
– Cuộc đời đói khổ khiến cho người vợ nhặt tàn tạ cả hình hài, khống còn chút sức sống: "Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt", "áo quần tả toi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi"…
+ Cái đói làm con người bị hủy hoại cả nhân cách, bị tha hóa: chỏng lỏn trêu chọc, gạ ăn với một người đàn ông xa lạ không hề quen biết; vì miếng ăn mà mất cả sĩ diện và lòng tự trọng: ngồi xuống "cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì" ; liều lĩnh theo không người đàn ông mói chỉ gặp hai lần.
+ Cuộc sống đói khổ làm giá trị con người trở nên rẻ rúng, tầm thường: một người vợ chỉ đáng bằng bốn bát bánh đúc, chỉ đáng như đố roi, đồ vãi…
+ Đám cưới và đêm tân hôn là những sự kiện trọng đại của đòi người. Với nhân vật người vợ, những sự kiến này càng phơi bày sâu sắc hơn tình cảnh thảm thương bi đát: Con người nên vợ nên chồng, gắn bó với nhau mà ai cũng cảm thấy ngậm ngùi, không biết nên buồn hay nên vui, đêm tân hôn diễn ra trong không khí vẩn mùi chết chóc, trong những âm thanh tang tóc, thể lương; bữa ăn đón nàng dâu nghẹn đắng vị cháo cám.
b. Giá tri nhân đạo:
– Với tấm lòng nhân hậu và niềm tin ở con người, Kim Lân không chỉ dừng lại ở việc phản ánh số phận bi thảm của con người trong nạn đói năm 1945. Qua hình tượng người vợ nhặt, nhà văn đã chi ra ngay cả những thân phận bị dồn đuổi đến đường cùng, bị tha hóa, biên chất vẫn tổn tại những vẻ đẹp tâm hồn, vẫn có khả năng tìm đến tương lai tốt đẹp.
– Bản chất tốt đẹp của người lao động: thể hiện qua những cử chỉ rụt rè, ngượng ngùng khi cùng Tràng về xóm ngụ cư, qua những hành động e dè, nhút nhát khi nói chuyện với mẹ chổng… Những hành động vừa bộc lộ ý thức thân phận của nhân vật, vừa minh chứng cho tính cách một người lao động lương thiện vẫn chưa hoàn toàn mất trong nhân vật.
– Niềm khao khát sự sống, khao khát hạnh phúc: Tinh thần chủ đạo của Kim Lân khi viết về tác phẩm cũng như khi xây dựng hình ảnh người vợ nhặt là hướng đến chân lý: "Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ tới sự sống".
+ Hành động theo không Tràng là hành động hướng đến sự sống, trốn chạy cái đói, cái chết.
+ Mặc dù rơi vào một tình cảnh éò le (làm "vợ nhặt") nhưng khát vọng hướng đến sự sống, hướng đến hạnh phúc mãnh liệt giúp con người nhanh chóng tìm thấy được cảm giác bình yên trong cuộc sống (qua diễn biến tâm trạng người vợ trên đường về xóm ngụ cư).
+ Sự thay đổi của nhân vật từ khi trở thành vợ: Thay vào cái chao chát chỏng lỏn là những cử chì dịu dàng, đôn hậu; thay cho hành động thô lỗ là những cử chỉ e dè, ý tứ; thay cho quyết định liều lĩnh lúc theo không Tràng là thiện chí xây dựng một gia đình. Những thay đổi của nhân vật là biểu hiện của khát vọng hướng tới sự sống, hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình.
– Từ trong hiện thực tăm tối, nhân vật vẫn chứng tỏ cho người đọc thấy sức sống, khả năng có thể thay đổi cuộc đời, có được một tương lai tốt đẹp hơn (qua những băn khoăn suy nghĩ về những người phá kho thóc Nhật.)
3. Kết thúc vấn đề:
– Qua hình tượng người vợ nhặt, Kim Lân không chỉ tái hiện lại sinh động số phận của một cá nhân mà đã nói lên được cuộc đời và cả niềm khao khát trong tâm hồn những người lao động nghèo đói.
– Xây dựng nhân vật, Kim Lân đã thể hiện một ngòi bút sắc sảo, một trái tim giàu trắc ẩn, thấm dẫm tình người.