FOB và CIF là gì ???
Phương thức FOB và CIF trong ngoại thương: FOB và CIF là hai phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Mô hình FOB và CIF FOB (viết tắt theo tên tiếng Anh: Free on board) có nghĩa là “miễn trách nhiệm trên tàu” hay “giao lên tàu”. Đây là phương thức giao nhận hàng tại ...
Phương thức FOB và CIF trong ngoại thương: FOB và CIF là hai phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Mô hình FOB và CIF FOB (viết tắt theo tên tiếng Anh: Free on board) có nghĩa là “miễn trách nhiệm trên tàu” hay “giao lên tàu”. Đây là phương thức giao nhận hàng tại cảng cùa các nước xuất khẩu. Nếu xuất khẩu theo FOB, thì sau khi xếp xong hàng xuống tàu, ta không còn chịu trách nhiệm về số hàng đó nữa, bên nhập chịu mọi rủi ro và tổn thất về ...
Phương thức FOB và CIF trong ngoại thương:
FOB và CIF là hai phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Mô hình FOB và CIF
FOB (viết tắt theo tên tiếng Anh: Free on board) có nghĩa là “miễn trách nhiệm trên tàu” hay “giao lên tàu”. Đây là phương thức giao nhận hàng tại cảng cùa các nước xuất khẩu. Nếu xuất khẩu theo FOB, thì sau khi xếp xong hàng xuống tàu, ta không còn chịu trách nhiệm về số hàng đó nữa, bên nhập chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc. Trong trường hợp này giá trị xuất khẩu chi bao gồm giá trị của hàng xuất khẩu. Còn nếu nhập theo FOB thì ta sẽ đứa tàu sang tận cảng của các nước xuất để giao nhận hàng. Trong trường hợp này, ta chỉ mua phần giá trị cùa hàng hóa, mà không mua phần bảo hiểm và vận tải.
CIF (viết tắt theo tên tiếng Anh: Cost, Insurance and Freight) nghĩa là “giá trị, bảo hiểm và cước”. Đây là phương thức giao nhận hàng ờ cảng của các nước nhập khẩu. Khi mua (bán) theo CIF, người ta mua (bán) cả hàng hóa, cả dịch vụ vận tải và bảo hiểm.
Như vậy, nếu xuất khẩu theo CIF sẽ có lợi hơn xuất khẩu theò FOB còn nhập khẩu thì ngược lại. Ở Việt Nam hiện nay, đa số các công ty nhập khẩu hàng theo giá CIF. Lý do có thể là: các công ty thường không có khả năng nhập khẩu trực tiếp khi hàng hóa đa dạng về chủng loại và phải thông qua một vài trung gian tại nước sở tại để gom hàng. Chi phí để đảm bảo cho một văn phòng thu gom hàng tại nước bán hàng không rẻ cũng là một lý do để các công ty mua hàng qua trung gian. Trong trường hợp này thì bên bán hàng thường cố gắng giữ quyền thanh toán bảo hiểm và cước vận tải, nhằm giảm thiểu các chi phí. Một lý do khác là các công ty vận tải biển cùa Việt Nam chưa thực sự mạnh, đa phần làm đại lý cho các công ty vận tải nước ngoài và vấn đề cước không do các công ty Việt Nam quyết định.