Mối quan hệ giữa môi trường địa lí và xã hội loài người
Các quan điểm về mối quan hệ giữa môi trường địa lí và xã hội loài người: - Thuyết duy vật dịa lí (quyết định luận): Thuyết này coi môi trường địa lí là nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người và nó phủ nhận ảnh hưởng quyết định của phương thức sản xuất vật chất. Người ta còn gọi ...
Các quan điểm về mối quan hệ giữa môi trường địa lí và xã hội loài người: - Thuyết duy vật dịa lí (quyết định luận): Thuyết này coi môi trường địa lí là nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người và nó phủ nhận ảnh hưởng quyết định của phương thức sản xuất vật chất. Người ta còn gọi đây là “quan niệm duy vật địa lí tầm thường”. Khởi xướng thuyết này là Mông-tê-xki-ơ (người Pháp, thế ki XVIII). Khi mới ra đời nó được sự ủng hộ đặc biệt cùa giáo hội, nhà thờ vì ...
Các quan điểm về mối quan hệ giữa môi trường địa lí và xã hội loài người:
- Thuyết duy vật dịa lí (quyết định luận): Thuyết này coi môi trường địa lí là nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người và nó phủ nhận ảnh hưởng quyết định của phương thức sản xuất vật chất. Người ta còn gọi đây là “quan niệm duy vật địa lí tầm thường”. Khởi xướng thuyết này là Mông-tê-xki-ơ (người Pháp, thế ki XVIII). Khi mới ra đời nó được sự ủng hộ đặc biệt cùa giáo hội, nhà thờ vì lí thuyết này bảo vệ cho giáo lí nhà thờ: mọi hiện tượng xã hội đều do đấng tối cao tạo ra. Tuy nhiên, lịch sử nhân loại đã bác bỏ luận thuyết này. Lịch sử chứng minh rằng sự bất bình đẳng xã hội có ở bất kì điều kiện tự nhiên nào, rằng ở bất kì nước nào trong điều kiện tự nhiên suốt hàng trăm năm không có gì thay đổi thì trong thời gian ấy chế độ xã hội, nếp sống, phong tục, kinh tế - xã hội... vẫn tiếp tục thay đổi...
- Thuyết khả năng (phủ định luận): Học thuyết này do các nhà địa lí Pháp là Pôn-vi-đan-đơ la Bla-sơ và Bruyn khởi xướng. Theo thuyết này thì hoàn cảnh có khả năng ảnh hưởng tới xã hội loài người nhưng mức độ ảnh hường tùy thuộc vào con người và trình độ văn minh. Thuyết này nhấn mạnh vai trò của văn hóa, khoa học - kĩ thuật nhưng có hai sai lầm lớn là: Thứ nhất, trong quan niệm chế độ xã hội, trình độ văn hóa bị coi thường (tức là phương thức con người tác động lên tự nhiên) mà chỉ có trình độ kĩ thuật được đề cập tới; Thứ hai, ảnh hưởng cùa tự nhiên tới xã hội loài người và ngược lại, được coi như ảnh hưởng trực tiếp, khi mà trong thực tế nó bắt buộc phải uốn theo các quan hộ xã hội.
- Quan điểm duy vật lịch sử: Quan điểm này được nêu rõ trong các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin. Quan điểm này cho rằng môi trường địa lí là điều kiện thường xuyên và cần thiết, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội loài người nhưng không phải là nhân tố quyết định. Con người và xã hội loài người phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, đó là sự phụ thuộc mang tính lịch sử và ngày càng hạn chế. Tuy nhiên, con người có khả năng làm chủ trong sự phụ thuộc đó băng cách tôn trọng các qui luật của tự nhiên.
Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội là quan điểm đúng đắn và có ý nghĩa cực kì to lớn trong thời đại ngày nay, khi mà vấn đề môi trường và phát triển trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.