FCA là gì, điều kiện Free Carrier Giao cho người vận tải trong Incoterm
FCA là gì, tìm hiểu điều kiện FCA – Free Carrier – Giao cho người vận tải, một trong số những điều kiện của Incoterm được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Việc đưa ra các điều kiện như FCA giúp cả bên bán và bên mua phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ khi giao hàng, bởi vì nếu không quy ...
FCA là gì, tìm hiểu điều kiện FCA – Free Carrier – Giao cho người vận tải, một trong số những điều kiện của Incoterm được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Việc đưa ra các điều kiện như FCA giúp cả bên bán và bên mua phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ khi giao hàng, bởi vì nếu không quy định rõ, hai bên sẽ gây ra mâu thuẫn về các khoản thuế, phí, thủ tục đi kèm, chưa kể những rủi ro gặp phải nếu hàng hóa bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Với dân chuyên về xuất nhập khẩu thì họ phải nắm rõ khái niệm FCA là gì, cũng như các điều kiện khác trong Incoterm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm khái niệm FCA UK, một cơ quan quản lý tài chính ở Vương Quốc Anh. Nhưng phổ biến nhất thì FCA có nghĩa là Free Carrier, được dùng nhiều trong thương mại quốc tế.
FCA là gì?
FCA – Free Carrier, dịch thành “Giao cho người vận chuyển”, là một điều kiện trong Incoterm, đã quá quen thuộc với các hoạt động thương mại quốc tế, được sử dụng cho mọi phương thức vận tải. Với điều kiện FCA, người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở hoặc tại vị trí thỏa thuận. Người bán sẽ hết trách nhiệm khi giao hàng cho người chở do người mua thuê, mọi rủi ro và trách nhiệm liên quan tới hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang cho người mua khi hàng được giao cho người vận chuyển. FCA cũng là thuật ngữ được sử dụng thay thế cho FOB trong vận tải hàng không.
Theo điều kiện FCA, người bán phải:
- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
- Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải đã được người mua chỉ định.
- Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải (vận đơn, biên lai nhận hàng).
Với điều kiện FCA Người mua phải:
- Chỉ định kịp thời người vận tải.
- Ký hợp đồng vận tải và trả cước vận tải.
- Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ khi hàng được giao cho người vận tải đã được chỉ định.
Để hiểu cặn kẽ hơn điều kiện FCA, bạn phải nghiên cứu kỹ tài liệu về Incoterm, có bản tiếng Việt với câu từ dễ hiểu. Trong khuôn khổ bài viết này, Giainghia.com chỉ giải thích ý nghĩa cơ bản của FCA là gì thôi. Nếu đi sâu vào chi tiết thì rất khó, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực vận tải, xuất nhập khẩu và thương mại cao.
FCA UK là gì?
Ngoài ra, FCA còn được hiểu là Financial Conduct Authority – Cơ quan Kiểm soát ngành Dịch vụ Tài chính của Vương Quốc Anh. FCA UK có tiền thân là FSA, một trong những cơ quan quản lý ngành Forex hàng đầu, với chức năng cấp phép, quản lý cho các công ty môi giới tài chính của Anh.
FCA có nhiệm vụ chính là đảm bảo hoạt động cho ngành Dịch vụ Tài chính Anh, được thành lập tháng 1/2013 để thay thế FSA – Financial Services Authority. Nên nhớ, FSA đã gặp bê bối khi thiếu minh bạch trên thị trường trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Hy vọng bài viết này của Giainghia.com đã giúp độc giả hiểu khái niệm FCA là gì. Nếu học chuyên về xuất nhập khẩu, hay làm trong ngành liên quan nhiều tới thương mại quốc tế thì cần nắm rõ về điều kiện FCA. Nó có thể thay thế cho FOB vì những lợi thế nhất định.