Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Bài tập làm văn số 6 lớp 6
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả bố của em 2 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả mẹ của em 3 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả ông nội của em ...
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả bố của em 2 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả mẹ của em 3 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả ông nội của em 4 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả bà nội của em 5 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả người mẹ của em Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả bố của em Tôi có thể đoán ấn tượng đầu tiên của một ai đó khi lần đầu tiên gặp cha tôi. Thế nào họ cũng cho rằng ông là một người có dáng vẻ nghệ sĩ và trông rất nhàn hạ với gương mặt khá điển trai, đôi mắt sáng và mái tóc đen bồng bềnh. Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ nghĩ khác khi chú ý đến đôi bàn tay to, thô ráp vì chai sạn của cha tôi. Cha có bàn tay theo tôi là rất to. Bàn tay đó sần sùi, cứng và thô. Nó là dấu tích lao động suốt cả cuộc đời của ông: lúc bé làm ruộng giúp ông bà nội, lớn lên lái xe ô tô chở hàng và giờ làm công nhân trong một công ty nhỏ gần nhà. Chính những công việc vô cùng bình dị ấy đã khiến cha tôi có bàn tay đó. Bàn tay đã nuôi dưỡng và che chở cho tôi suốt những năm tháng cuộc đời. Cha tôi không phải tuýp người cao to. Ông có thân hình nhỏ nhưng rắn chắc. Nước da hơi ngăm ngăm nhuốm màu thời gian. Cha là một người hiền lành và vui vẻ. Ông thường dành hàng giờ đồng hồ để chơi cùng chị em tôi. Có khi cha làm chú kỵ mã, có lúc lại làm hành khách trên con tàu tý hon của chúng tôi. Rồi rùng mình một cái, cha lại trở thành vị khán giả trung thành cho hai cô ca sĩ nhí thể hiện. Cha là người bạn lớn gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ của chị em tôi. Bởi tình yêu trẻ nhỏ của cha nên nhà tôi lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp. Lũ trẻ con trong xóm thường coi nhà tôi là điểm tập kết cho mọi trò chơi. Tôi và tụi nó chơi đùa, chạy nhảy và thậm chí còn phá phách trong nhà. Cha chỉ luôn mỉm cười và đôi lúc nhắc nhở khi chúng tôi quá nghịch, ông không bao giờ lớn tiếng hoặc đánh mắng chị em tôi. Cha yêu thương vả chiều chuộng chị em tôi như vậy có lẽ một phần vì thương chúng tôi còn quá nhỏ mà đã thiếu thốn tình cảm. Năm tôi tám tuổi, mẹ tôi đột ngột qua đời, để lại cho cha hai đứa con nhỏ. Lúc đó em tôi mới sáu tuổi, còn chưa biết gì. Một nách hai con, cha tôi mang trách nhiệm vừa phải làm cha vừa phải làm mẹ. Đó là một thời kì khó khăn của gia đình tôi. Em tôi còn nhỏ nên thường hay quấy nhiễu và hành tội cha. Tôi thì lâm vào tình trạng khủng hoảng và luôn có cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi và thấy mình thật bất hạnh. Lúc đó chính hơi âm từ bàn tay xù xì, thô ráp của cha đã vỗ về, động viên, an ủi tôi. Mẹ luôn ở trong trái tim cha và con. Mỗi khi nghe nhịp đập con tim mình, con hãy nhớ rằng mẹ luôn ở bên cạnh con Hãy nhìn ra thế giới xung quanh con. Con sẽ thấy rằng con vẫn còn rất hạnh phúc với những đau khổ mà người khác phải chịu đựng. . Những câu nói đó của cha đã giúp tôi rất nhiều trong khoảng thời gian khó khăn này. Tôi tưởng cha là người vui vẻ, không bao giờ biết buồn. Nhưng tôi đã nhận ra là mình đã nhầm, cha cũng như bao nhiêu bậc cha mẹ khác, cũng buồn khi con cái mình không ngoan. Một lần, tôi và lũ bạn nghịch ngợm rủ nhau ra sông chơi, khi về, đứa nào đứa nấy đều ướt như chuột. Cha biết chuyện đã mắng tôi một trận, cấm không cho tôi ra khỏi nhà trong vòng mấy ngày. Tôi giận cha lắm. Vì tôi nghĩ cha không còn thương tôi nữa. Tôi dỗi không thèm nói chuyện với cha. Đêm hôm đó, tưởng tôi đã ngủ, cha vào đắp lại chăn cho tôi, rồi ông ra ngoài ghế ngồi. Trong bóng tối chỉ có le lói một chút ánh sáng của chiếc đèn ngủ, tôi nhìn dáng cha sao mà buồn đến vậy. Cha ngồi lặng lẽ, thỉnh thoảng lại nheo đôi mắt đã bắt đầu có nếp nhăn nhìn xa xăm. Khuôn mặt không còn dáng vẻ giận dữ như lúc mắng tôi, thay vào đó là một nét buồn, thoáng suy tư. Lúc này, tôi mới cảm thấy hối hận vì việc làm của mình. Tôi đã làm cha phiền lòng. Tự hứa với bản thân sẽ không như vậy nữa, tôi quyết tâm làm cho bằng được. Từ sau lần đó, tôi ngoan hơn rất nhiều, không nghịch ngợm nữa mà còn biết giúp cha chăm sóc cho em. Cha rất vui trước những biểu hiện đó của tôi. Bây giờ, khi đã lên cấp hai, tôi càng cảm thấy yêu cha nhiều hơn. Tuy tôi không có mẹ để dìu dắt những bước chập chững vào đời nhưng tôi đã có cha. Người đã tận tâm chăm sóc, dạy dỗ chị em tôi. Nếu bạn hỏi ai là người có ảnh hưởng lớn đến tôi nhất thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay đó là cha tôi. Còn bạn thì sao? Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả mẹ của em Và mẹ em chỉ có một trên đời… Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiến tôi như thấm thìa nỗi đau khổ thiệt thòi của các bạn nhỏ bị mồ côi mẹ. Thật bất hạnh cho những ai trên thế gian này không có mẹ. Vì mẹ là người sẽ dâng trọn sự yêu thương và hi sinh cho chúng ta. Mẹ của tôi cũng là người như vậy đấy. Nhìn dáng vẻ bên ngoài khó ai đoán được nghề nghiệp của mẹ. Dáng người cân đôi, thon thả của mẹ được coi là lí tưởng đối với tuổi bốn mươi. Nước da trắng trẻo đến lạ kì, hình như trời cho mẹ vậy. Mẹ đi biển hàng tuần, da chỉ ửng hồng lên chút ít còn tôi khi tôi chưa ra nắng đã đen nhẻm rồi. Các đường nét trên khuôn mặt trẻ trung của mẹ không có gì đặc biệt, nhưng lạ là khi nó chuyển động bởi nụ cười, bởi ánh mắt… thì đột nhiên khác hẳn. Nó trở nên xinh xắn, thân thiết và đáng yêu lắm. Nhất là đôi mắt to và sáng của mẹ, mọi người cho là thông minh, còn tôi thì thấy ấm áp và tự tin. Mẹ tôi cởi mở, tươi vui và chân thành khác hẳn với những con số khô khan, rắc rối luôn đeo bám theo cái nghề kế toán tài vụ của mẹ. Với nghề nghiệp của mình, mẹ tôi tỏ ra say mê và có bản lĩnh lắm. Không phải ai có thâm niên cao cũng được tặng danh hiệu “kế toán giỏi” như mẹ tôi. Nhìn mẹ sử dụng máy tính cứ như bấm đàn vậv. Mẹ có sự tập trung cao vào công việc, khi đã bắt tay vào sổ sách, giấy tờ tôi thấy mẹ chẳng hề rời ra, chẳng quan tâm gì tới mọi chuyện xung quanh, kể cả có người hỏi gì đó. Khi làm việc, mẹ thường đăm chiêu, im lặng, nhất là trán cứ nhăn lại. Vậy mà ở ngoài đời, mẹ cười nói rất vui. Các cô bác ở cơ quan ai cũng quý mến và gần gũi với mẹ. Mẹ thường nhận được sự giúp đỡ tận tình của mọi người giống như mẹ không nề hà khi giúp đỡ người khác. Mẹ là người không thể thiếu được trong gia đình tôi. Mẹ như cô Tấm với một mâm cơm ngon lành, sạch sẽ vừa ý mọi người vào những bữa ăn. Lúc vui đùa, mẹ như một diễn viên vậy, kể chuyện thì có duyên, gây cười thì rất khéo, mà xử án thì công bằng hợp lí. Dù ai có nói gì, tôi vẫn thấy mẹ đáng yêu vô cùng, nhưng tốt nhất là mọi người nên khen mẹ tôi. Chắc chắn là điều đó sẽ làm cho tôi vui sướng và tự hào bởi mẹ mình! Mẹ tôi nhìn ai cũng thấy tốt. Tài nhất là mẹ phát hiện điều đó rất nhanh, rất bất ngờ. Mẹ thường đem lại cho tôi sự ngỡ ngàng bởi cái tính nhìn hướng thiện đó. Mẹ thường bảo: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hãy cố tìm thấy điều đó trong mỗi người, chỉ có vậy trái tim mình mới thấy hạnh phúc và cuộc đời này mới đáng vì nó mà ta sống hết mình. Đây lại là một điểm mà tôi luôn xúc động và hãnh diện vì có mẹ ở trên đời. Trái tim mẹ tràn đầy lòng vị tha, sự nhân hậu vô bờ bến. Bố vẫn nói: “Mẹ con có tấm lòng như một bà tiên hiền hậu”. Có phải chỉ thế đâu, những lần ốm đau mới thấy được lòng yêu thương, sự tận tình chăm sóc của mẹ. Mẹ chăm các “bệnh nhân” của mình rất giỏi, lúc thì nghiêm khắc, lạnh lùng như bác sĩ, lúc thì tỉ mỉ, kịp thời như y tá, hộ lí… Mẹ với thuốc, không biết bệnh tật tránh xa từ đâu? Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần tôi bị lạc năm tôi năm tuổi. Buổi sáng, thấy mẹ xách làn đi chợ, tôi một mực đòi đi theo, tuy không khóc nhưng cử chỉ của tôi rất kiên quyết. Mẹ khuyên tôi ở nhà vì chợ đông, nóng bức, không sạch sẽ lại ồn ào, vả lại mẹ chạy ù một cái là về. Đợi mẹ đi khỏi, tôi lấy cán chổi gạt chốt cửa và đi theo mẹ. Tuy chợ đông đúc, nhưng tôi rất chăm chú nhìn theo chiếc áo màu tím của mẹ. Tôi thích chí khi “lừa” được mẹ và cũng nhờ thế mới thấy được mẹ nghiêng đầu bên này, ngó bên kia nhấc lên, đặt xuống… Đến quầy hàng bán cá vàng thì trời ơi thích quá. Tôi dán mắt vào những bể kính trong suốt, long lanh và những chú cá vàng, trắng, đen, đỏ… con to, con bé, con dài, con ngắn tung tăng bơi lội. Đẹp ơi là đẹp! Khi tỉnh ra thì xung quanh tôi hoàn là người lạ, rẽ vào ngách nào cũng lạ hoắc. Thậm chí muốn quay lại đường cũ để về nhà, tôi cũng không tài nào tìm ra. Mẹ thì chẳng thấy đâu. Tôi chỉ nhớ là lúc ấy tôi thực sự hoảng hốt và tuyệt vọng. Chú công an đối với tôi lúc này hiện ra không khác gì Bụt ở trong truyện cổ tích. Đưa tôi về trụ sở, chú dùng loa phóng thanh gọi mẹ đón về. Như một cơn lốc, mẹ ào vào ôm thốc lấy tôi. Cả thân hình mẹ run rẩy, mặt úp vào vai tôi, hai tay mẹ ghì chặt lấy thân hình bé nhỏ của tôi. Lúc này tôi mới thấm thìa tình yêu thương nồng nàn, cháy bỏng của mẹ. Qua giây phút bàng hoàng đó, trước khi bế tôi ra về mẹ quay lại cảm ơn các chú công an. Sau này, cả nhà vẫn nhắc tới chuyện đó như một bài học cho những đứa trẻ bướng bỉnh như tôi. Mẹ cười nói là vẫn thầm cảm ơn Trời, Phật và các chú công an nên chuyện kinh hoàng đó chỉ còn là một giấc mơ. Tôi không quên được ngày hôm đó và cũng không bao giờ quên tình yêu thương nồng thắm của mẹ tôi. Nghĩ tới mẹ, tôi như được tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ. Yêu mẹ và sẽ làm vui lòng mẹ là tâm nguyện của tôi. Tôi thầm hứa: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả ông nội của em Nhà em khá đông người, nhưng người em kính trọng và gần gũi nhất là ông nội của em. Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn còn khá nhanh nhẹn. Người tầm thước, hơi gầy, còn da dẻ nội vẫn hồng hào. Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe. Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết. Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em. Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả bà nội của em Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em. Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình. Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi. Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng. Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa. Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học! Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu. Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả người mẹ của em Từ nhỏ đến giờ, người cho em sự yêu thương và gần gũi nhất,người đã dạy dỗ em nên người thì luôn là mẹ. Mẹ em tuy đã lớn tuổi rồi, đã ngoài 50 tuổi và tuổi ấy đã già, nhưng mẹ bây giờ vẫn còn chăm sóc em từng ngày. Hồi đó,tóc mẹ dài và đen mượt như nàng tiên nhưng nay tóc mẹ đã vàng đã bạc vì mẹ phải buôn bán ngoài trời nắng và với tuổi càng cao ấy. Mắt mẹ vẫn còn sáng lắm nhưng sáng thì sáng thôi, chứ mỗi lần mẹ đọc báo hay xem tập học của em như thế nào, mẹ vẫn phải đeo kính để xem. Mũi mẹ cao. Môi mẹ đã khô, răng mẹ vẫn trắng như trước. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan, người ta nói lớn lên em sẽ rất giống mẹ và em cũng nghĩ thế. Hằng ngày mẹ mặc những bộ đồ rất lịch sự, mẹ em còn may nhiều đồ để me mặc ở nhà, còn đi dự tiệc thì mẹ sắm những bộ đồ luôn hợp với mình. Tính của mẹ không giận dữ hay trách mắng ai. Dù em co làm chuyện sai hay không nghe lời mẹ, mẹ không giận dữ mà mẹ nói nhẹ nhàng cho em nghe và rút ra kinh nghiệm. em thường nghe người ta nói : " Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" mà em thấy tại sao mẹ lại không đánh hay chửi em như câu nói thế? em thật thắc mắc. Không phải chỉ có mình mẹ nói nhẹ nhàng với em đến thế mà mẹ còn nói hiền từ với những người hàng xóm, người quen hay người lạ. Mẹ em làm nghề may thêm ở nhà. Mỗi lần có khách đến dù họ có hối đến cỡ nào mẹ vẫn làm thệt nhanh để giao hàng cho người ta. Em còn nhớ có lận ẹm giỡn với các bạn làm dứt chỉ ở phần tay áo, mẹ đã không nản lòng, đêm khuya mẹ đã thức may lại đường chỉ bị đứt đó để kịp cho ngày mai em có đồ đi học. Các tình cảm đó làm em ghi nhớ mãi trong lòng. Mẹ là người nuôi dưỡng em từ nhỏ đến giờ. Mẹ sẽ là người em yêu quý suốt đời, em mong mẹ sống lâu để em được chở che mỗi ngày. Chỉ có mẹ là người luôn dẫn dắt em đến chốn. Bên mẹ em thấy rất vui và như được chở che. Bài viết liên quanEm hãy tả lại một người nào đó tùy theo ý thích của bản thân mình – Bài tập làm văn số 6 lớp 6Em đã có dịp xem vô tuyến, phim ảnh, báo chí, sách vở về hình ảnh một người lực sĩ cử tạ. Hãy miêu tả lại hình ảnh ấy – Bài tập làm văn số 6 lớp 6Hãy tả lại hình ảnh một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ – Bài tập làm văn số 6 lớp 6Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 3: Sự điện li của nước pH chất chỉ thị axit – bazơBài tập trắc nghiệm GDCD lớp 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 8: Liên bang Nga (tiết 1)Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 27
Xem nhanh nội dung
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả bố của em
Tôi có thể đoán ấn tượng đầu tiên của một ai đó khi lần đầu tiên gặp cha tôi. Thế nào họ cũng cho rằng ông là một người có dáng vẻ nghệ sĩ và trông rất nhàn hạ với gương mặt khá điển trai, đôi mắt sáng và mái tóc đen bồng bềnh. Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ nghĩ khác khi chú ý đến đôi bàn tay to, thô ráp vì chai sạn của cha tôi.
Cha có bàn tay theo tôi là rất to. Bàn tay đó sần sùi, cứng và thô. Nó là dấu tích lao động suốt cả cuộc đời của ông: lúc bé làm ruộng giúp ông bà nội, lớn lên lái xe ô tô chở hàng và giờ làm công nhân trong một công ty nhỏ gần nhà. Chính những công việc vô cùng bình dị ấy đã khiến cha tôi có bàn tay đó. Bàn tay đã nuôi dưỡng và che chở cho tôi suốt những năm tháng cuộc đời.
Cha tôi không phải tuýp người cao to. Ông có thân hình nhỏ nhưng rắn chắc. Nước da hơi ngăm ngăm nhuốm màu thời gian. Cha là một người hiền lành và vui vẻ. Ông thường dành hàng giờ đồng hồ để chơi cùng chị em tôi. Có khi cha làm chú kỵ mã, có lúc lại làm hành khách trên con tàu tý hon của chúng tôi. Rồi rùng mình một cái, cha lại trở thành vị khán giả trung thành cho hai cô ca sĩ nhí thể hiện. Cha là người bạn lớn gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ của chị em tôi.
Bởi tình yêu trẻ nhỏ của cha nên nhà tôi lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp. Lũ trẻ con trong xóm thường coi nhà tôi là điểm tập kết cho mọi trò chơi. Tôi và tụi nó chơi đùa, chạy nhảy và thậm chí còn phá phách trong nhà. Cha chỉ luôn mỉm cười và đôi lúc nhắc nhở khi chúng tôi quá nghịch, ông không bao giờ lớn tiếng hoặc đánh mắng chị em tôi.
Cha yêu thương vả chiều chuộng chị em tôi như vậy có lẽ một phần vì thương chúng tôi còn quá nhỏ mà đã thiếu thốn tình cảm. Năm tôi tám tuổi, mẹ tôi đột ngột qua đời, để lại cho cha hai đứa con nhỏ. Lúc đó em tôi mới sáu tuổi, còn chưa biết gì. Một nách hai con, cha tôi mang trách nhiệm vừa phải làm cha vừa phải làm mẹ. Đó là một thời kì khó khăn của gia đình tôi.
Em tôi còn nhỏ nên thường hay quấy nhiễu và hành tội cha. Tôi thì lâm vào tình trạng khủng hoảng và luôn có cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi và thấy mình thật bất hạnh. Lúc đó chính hơi âm từ bàn tay xù xì, thô ráp của cha đã vỗ về, động viên, an ủi tôi. Mẹ luôn ở trong trái tim cha và con. Mỗi khi nghe nhịp đập con tim mình, con hãy nhớ rằng mẹ luôn ở bên cạnh con Hãy nhìn ra thế giới xung quanh con. Con sẽ thấy rằng con vẫn còn rất hạnh phúc với những đau khổ mà người khác phải chịu đựng. . Những câu nói đó của cha đã giúp tôi rất nhiều trong khoảng thời gian khó khăn này.
Tôi tưởng cha là người vui vẻ, không bao giờ biết buồn. Nhưng tôi đã nhận ra là mình đã nhầm, cha cũng như bao nhiêu bậc cha mẹ khác, cũng buồn khi con cái mình không ngoan. Một lần, tôi và lũ bạn nghịch ngợm rủ nhau ra sông chơi, khi về, đứa nào đứa nấy đều ướt như chuột. Cha biết chuyện đã mắng tôi một trận, cấm không cho tôi ra khỏi nhà trong vòng mấy ngày. Tôi giận cha lắm. Vì tôi nghĩ cha không còn thương tôi nữa. Tôi dỗi không thèm nói chuyện với cha. Đêm hôm đó, tưởng tôi đã ngủ, cha vào đắp lại chăn cho tôi, rồi ông ra ngoài ghế ngồi. Trong bóng tối chỉ có le lói một chút ánh sáng của chiếc đèn ngủ, tôi nhìn dáng cha sao mà buồn đến vậy. Cha ngồi lặng lẽ, thỉnh thoảng lại nheo đôi mắt đã bắt đầu có nếp nhăn nhìn xa xăm. Khuôn mặt không còn dáng vẻ giận dữ như lúc mắng tôi, thay vào đó là một nét buồn, thoáng suy tư. Lúc này, tôi mới cảm thấy hối hận vì việc làm của mình. Tôi đã làm cha phiền lòng. Tự hứa với bản thân sẽ không như vậy nữa, tôi quyết tâm làm cho bằng được. Từ sau lần đó, tôi ngoan hơn rất nhiều, không nghịch ngợm nữa mà còn biết giúp cha chăm sóc cho em. Cha rất vui trước những biểu hiện đó của tôi.
Bây giờ, khi đã lên cấp hai, tôi càng cảm thấy yêu cha nhiều hơn. Tuy tôi không có mẹ để dìu dắt những bước chập chững vào đời nhưng tôi đã có cha. Người đã tận tâm chăm sóc, dạy dỗ chị em tôi. Nếu bạn hỏi ai là người có ảnh hưởng lớn đến tôi nhất thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay đó là cha tôi. Còn bạn thì sao?
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả mẹ của em
Và mẹ em chỉ có một trên đời…
Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiến tôi như thấm thìa nỗi đau khổ thiệt thòi của các bạn nhỏ bị mồ côi mẹ. Thật bất hạnh cho những ai trên thế gian này không có mẹ. Vì mẹ là người sẽ dâng trọn sự yêu thương và hi sinh cho chúng ta. Mẹ của tôi cũng là người như vậy đấy.
Nhìn dáng vẻ bên ngoài khó ai đoán được nghề nghiệp của mẹ. Dáng người cân đôi, thon thả của mẹ được coi là lí tưởng đối với tuổi bốn mươi. Nước da trắng trẻo đến lạ kì, hình như trời cho mẹ vậy. Mẹ đi biển hàng tuần, da chỉ ửng hồng lên chút ít còn tôi khi tôi chưa ra nắng đã đen nhẻm rồi. Các đường nét trên khuôn mặt trẻ trung của mẹ không có gì đặc biệt, nhưng lạ là khi nó chuyển động bởi nụ cười, bởi ánh mắt… thì đột nhiên khác hẳn. Nó trở nên xinh xắn, thân thiết và đáng yêu lắm. Nhất là đôi mắt to và sáng của mẹ, mọi người cho là thông minh, còn tôi thì thấy ấm áp và tự tin. Mẹ tôi cởi mở, tươi vui và chân thành khác hẳn với những con số khô khan, rắc rối luôn đeo bám theo cái nghề kế toán tài vụ của mẹ.
Với nghề nghiệp của mình, mẹ tôi tỏ ra say mê và có bản lĩnh lắm. Không phải ai có thâm niên cao cũng được tặng danh hiệu “kế toán giỏi” như mẹ tôi. Nhìn mẹ sử dụng máy tính cứ như bấm đàn vậv. Mẹ có sự tập trung cao vào công việc, khi đã bắt tay vào sổ sách, giấy tờ tôi thấy mẹ chẳng hề rời ra, chẳng quan tâm gì tới mọi chuyện xung quanh, kể cả có người hỏi gì đó. Khi làm việc, mẹ thường đăm chiêu, im lặng, nhất là trán cứ nhăn lại. Vậy mà ở ngoài đời, mẹ cười nói rất vui. Các cô bác ở cơ quan ai cũng quý mến và gần gũi với mẹ. Mẹ thường nhận được sự giúp đỡ tận tình của mọi người giống như mẹ không nề hà khi giúp đỡ người khác.
Mẹ là người không thể thiếu được trong gia đình tôi. Mẹ như cô Tấm với một mâm cơm ngon lành, sạch sẽ vừa ý mọi người vào những bữa ăn. Lúc vui đùa, mẹ như một diễn viên vậy, kể chuyện thì có duyên, gây cười thì rất khéo, mà xử án thì công bằng hợp lí. Dù ai có nói gì, tôi vẫn thấy mẹ đáng yêu vô cùng, nhưng tốt nhất là mọi người nên khen mẹ tôi. Chắc chắn là điều đó sẽ làm cho tôi vui sướng và tự hào bởi mẹ mình!
Mẹ tôi nhìn ai cũng thấy tốt. Tài nhất là mẹ phát hiện điều đó rất nhanh, rất bất ngờ. Mẹ thường đem lại cho tôi sự ngỡ ngàng bởi cái tính nhìn hướng thiện đó. Mẹ thường bảo: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hãy cố tìm thấy điều đó trong mỗi người, chỉ có vậy trái tim mình mới thấy hạnh phúc và cuộc đời này mới đáng vì nó mà ta sống hết mình. Đây lại là một điểm mà tôi luôn xúc động và hãnh diện vì có mẹ ở trên đời. Trái tim mẹ tràn đầy lòng vị tha, sự nhân hậu vô bờ bến. Bố vẫn nói: “Mẹ con có tấm lòng như một bà tiên hiền hậu”.
Có phải chỉ thế đâu, những lần ốm đau mới thấy được lòng yêu thương, sự tận tình chăm sóc của mẹ. Mẹ chăm các “bệnh nhân” của mình rất giỏi, lúc thì nghiêm khắc, lạnh lùng như bác sĩ, lúc thì tỉ mỉ, kịp thời như y tá, hộ lí… Mẹ với thuốc, không biết bệnh tật tránh xa từ đâu?
Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần tôi bị lạc năm tôi năm tuổi. Buổi sáng, thấy mẹ xách làn đi chợ, tôi một mực đòi đi theo, tuy không khóc nhưng cử chỉ của tôi rất kiên quyết. Mẹ khuyên tôi ở nhà vì chợ đông, nóng bức, không sạch sẽ lại ồn ào, vả lại mẹ chạy ù một cái là về. Đợi mẹ đi khỏi, tôi lấy cán chổi gạt chốt cửa và đi theo mẹ. Tuy chợ đông đúc, nhưng tôi rất chăm chú nhìn theo chiếc áo màu tím của mẹ. Tôi thích chí khi “lừa” được mẹ và cũng nhờ thế mới thấy được mẹ nghiêng đầu bên này, ngó bên kia nhấc lên, đặt xuống… Đến quầy hàng bán cá vàng thì trời ơi thích quá. Tôi dán mắt vào những bể kính trong suốt, long lanh và những chú cá vàng, trắng, đen, đỏ… con to, con bé, con dài, con ngắn tung tăng bơi lội. Đẹp ơi là đẹp! Khi tỉnh ra thì xung quanh tôi hoàn là người lạ, rẽ vào ngách nào cũng lạ hoắc. Thậm chí muốn quay lại đường cũ để về nhà, tôi cũng không tài nào tìm ra. Mẹ thì chẳng thấy đâu. Tôi chỉ nhớ là lúc ấy tôi thực sự hoảng hốt và tuyệt vọng. Chú công an đối với tôi lúc này hiện ra không khác gì Bụt ở trong truyện cổ tích. Đưa tôi về trụ sở, chú dùng loa phóng thanh gọi mẹ đón về.
Như một cơn lốc, mẹ ào vào ôm thốc lấy tôi. Cả thân hình mẹ run rẩy, mặt úp vào vai tôi, hai tay mẹ ghì chặt lấy thân hình bé nhỏ của tôi. Lúc này tôi mới thấm thìa tình yêu thương nồng nàn, cháy bỏng của mẹ. Qua giây phút bàng hoàng đó, trước khi bế tôi ra về mẹ quay lại cảm ơn các chú công an. Sau này, cả nhà vẫn nhắc tới chuyện đó như một bài học cho những đứa trẻ bướng bỉnh như tôi. Mẹ cười nói là vẫn thầm cảm ơn Trời, Phật và các chú công an nên chuyện kinh hoàng đó chỉ còn là một giấc mơ. Tôi không quên được ngày hôm đó và cũng không bao giờ quên tình yêu thương nồng thắm của mẹ tôi. Nghĩ tới mẹ, tôi như được tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ. Yêu mẹ và sẽ làm vui lòng mẹ là tâm nguyện của tôi. Tôi thầm hứa:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả ông nội của em
Nhà em khá đông người, nhưng người em kính trọng và gần gũi nhất là ông nội của em.
Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn còn khá nhanh nhẹn. Người tầm thước, hơi gầy, còn da dẻ nội vẫn hồng hào.
Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu.
Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe.
Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết.
Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em.
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả bà nội của em
Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.
Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.
Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.
Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.
Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa.
Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!
Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình – Tả người mẹ của em
Từ nhỏ đến giờ, người cho em sự yêu thương và gần gũi nhất,người đã dạy dỗ em nên người thì luôn là mẹ.
Mẹ em tuy đã lớn tuổi rồi, đã ngoài 50 tuổi và tuổi ấy đã già, nhưng mẹ bây giờ vẫn còn chăm sóc em từng ngày. Hồi đó,tóc mẹ dài và đen mượt như nàng tiên nhưng nay tóc mẹ đã vàng đã bạc vì mẹ phải buôn bán ngoài trời nắng và với tuổi càng cao ấy. Mắt mẹ vẫn còn sáng lắm nhưng sáng thì sáng thôi, chứ mỗi lần mẹ đọc báo hay xem tập học của em như thế nào, mẹ vẫn phải đeo kính để xem. Mũi mẹ cao. Môi mẹ đã khô, răng mẹ vẫn trắng như trước. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan, người ta nói lớn lên em sẽ rất giống mẹ và em cũng nghĩ thế. Hằng ngày mẹ mặc những bộ đồ rất lịch sự, mẹ em còn may nhiều đồ để me mặc ở nhà, còn đi dự tiệc thì mẹ sắm những bộ đồ luôn hợp với mình.
Tính của mẹ không giận dữ hay trách mắng ai. Dù em co làm chuyện sai hay không nghe lời mẹ, mẹ không giận dữ mà mẹ nói nhẹ nhàng cho em nghe và rút ra kinh nghiệm. em thường nghe người ta nói : " Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" mà em thấy tại sao mẹ lại không đánh hay chửi em như câu nói thế? em thật thắc mắc. Không phải chỉ có mình mẹ nói nhẹ nhàng với em đến thế mà mẹ còn nói hiền từ với những người hàng xóm, người quen hay người lạ.
Mẹ em làm nghề may thêm ở nhà. Mỗi lần có khách đến dù họ có hối đến cỡ nào mẹ vẫn làm thệt nhanh để giao hàng cho người ta. Em còn nhớ có lận ẹm giỡn với các bạn làm dứt chỉ ở phần tay áo, mẹ đã không nản lòng, đêm khuya mẹ đã thức may lại đường chỉ bị đứt đó để kịp cho ngày mai em có đồ đi học. Các tình cảm đó làm em ghi nhớ mãi trong lòng.
Mẹ là người nuôi dưỡng em từ nhỏ đến giờ. Mẹ sẽ là người em yêu quý suốt đời, em mong mẹ sống lâu để em được chở che mỗi ngày. Chỉ có mẹ là người luôn dẫn dắt em đến chốn. Bên mẹ em thấy rất vui và như được chở che.